Mạng 6G là công nghệ kết nối di động sẽ thay thế 5G, nhưng hiện t 6G chưa phải là một công nghệ hoạt động, mà mới trong giai đoạn nghiên cứu ban đầu. Tuy nhiên, với tốc độ phát triển như vũ bão của công nghệ hiện nay, có lẽ 6G sẽ sớm không còn là công nghệ viễn tưởng.
Ảnh minh hoạ (Ảnh: internet)
Mạng 6G có thể mang lại tốc độ đáng kinh ngạc là 1TB/giây, hoặc 8.000 gigabits/giây. Cụ thể, với 5G, người dùng có thể tải 1 giờ phim trong vài giây, thì với 6G, chỉ trong một giây, bạn có thể tải xuống 142 giờ phim.
6G được xem giống như 5G, nhưng tốc độ cao hơn, độ trễ thấp hơn và khối lượng băng thông siêu “khủng”. Các nhà nghiên cứu khoa học cho rằng 6G sẽ vượt ra ngoài mạng có dây, với các thiết bị hoạt động như ăng ten sử dụng mạng phi tập trung, không thuộc quyền kiểm soát của một nhà khai thác mạng duy nhất. Với 6G, các thiết bị được kết nối miễn phí, vì tốc độ dữ liệu cao hơn và độ trễ thấp hơn, giúp kết nối giữa thiết bị gần như ngay lập tức.
Với 6G, các lĩnh vực khoa học viễn tưởng sẽ trở thành khoa học thực tiễn, khi tốc độ vượt quá 100Gbps có thể khiến các giao diện cảm giác có thể cảm nhận và trông giống như đời thực, có thể thông qua thiết bị như kính thông minh hoặc kính áp tròng…
Theo các nhà khoa học, công việc chuẩn hóa các thông số kỹ thuật cho mạng 6G dự kiến sẽ bắt đầu vào khoảng năm 2023. Nhờ đó, việc phát triển, sản xuất các thiết bị và bộ phận cần thiết cho cơ sở vật chất sẽ sớm được triển khai, dẫn đến quá trình thương mại hóa 6G có thể diễn ra sớm hơn dự kiến, vào khoảng năm 2027.
Theo sơ đồ phát triển của công nghiệp di động, 3G xuất hiện vào đầu những năm 2000, 5G vào năm 2010 và hiện thực hóa vào năm 2020, thì 6G có thể bước đầu ứng dụng vào năm 2030 không phải quá “siêu thực”, trên cơ sở phát triển tương đối ổn định của ngành công nghiệp di động.
Có thể nói với các quốc gia có tốc độ phát triển công nghệ như vũ bão được kể đến gồm: Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc thì chiến lược phát triển mạng di động 6G đang được nghiên cứu kỹ lưỡng và đầu tư bài bản.
Cho đến thời điểm hiện tại cuộc đua 6G đã có những bước đi nối dài từ ý tưởng thành hiện thực với những hứa hẹn về việc biến khoa học viễn tưởng dần trở thành công nghệ phục vụ đời sống.
Hà Trần