Theo báo cáo nhanh của Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn huyện Lắk, do mưa lớn trong những ngày qua khiến nước từ đầu nguồn đổ về suối Đắk Liêng và Đắk Phơi gây ngập lụt cục bộ ảnh hưởng đến nhà dân và sản xuất. Trong đó, mực nước trên suối Đắk Liêng và suối Đắk Phơi dâng cao đã gây ngập lụt cục bộ 50 nhà dân ở xã Đắk Liêng. Đồng thời, nước lũ còn gây ngập trên địa bàn huyện Lắk khoảng 1.186,7ha lúa nước và hoa màu các loại trên địa bàn các xã Đắk Liêng, Đắk Phơi, Yang Tao, Bông Krang, Đắk Nuê, Buôn Tría, Buôn Triết, thị trấn Liên Sơn. Hiện nay, lúa vụ Hè Thu trên địa bàn huyện đang trong giai đoạn làm đòng nên khi bị ngập lụt sẽ gây thiệt hại nặng. Vì vậy, chính quyền địa phương đang tiếp tục theo dõi, tổng hợp, đánh giá cụ thể tình hình thiệt hại.
Tính đến chiều ngày 23/7, trên địa bàn huyện có khoảng 1.176,5 ha lúa nước và 45,2 ha hoa màu các loại bị ngập lụt. Trong đó xã Đăk Liêng là địa phương có diện tích Lúa và hoa màu vụ Hè thu ngập lụt nhiều, với diện tích 525,5 ha. Trong đó lúa nước 480,3ha và 45,2 hoa màu.
Số diện tích ngập lụt còn lại là ở các xã như: Buôn Tría (350ha); Buôn Triết (227ha); Đăk Nuê (70,9 ha); Đăk Phơi (2,3 ha); Yang Tao (5ha); Bông Krang (10ha); Ea R’bin (21ha); Thị trấn Liên Sơn (10ha).
Ông Nguyễn Viết Quang, trưởng phòng Nông nghiệp & phát triển Nông thôn huyện Lắk cho biết: huyện Lắk là vựa lúa lớn của tỉnh Đắk Lắk. Trong vụ Hè Thu năm 2024, toàn huyện gieo trồng hơn 12.100 ha cây trồng các loại, trong đó diện tích lúa nước là 7.650 ha. Hiện lúa đang trong giai đoạn làm đòng, trổ bông, do đó diện tích lúa bị ngập có nguy cơ mất trắng.
Hiện nay, mực nước ở các suối đổ về rất lớn dự báo trong thời gian tới diện tích lúa nước sẽ bị ngập lụt trên diện rộng, đặc biệt là 3 xã: Đăk Liêng, Buôn Tría, Buôn Triết; Đối với các xã: TT Liên Sơn, Yang Tao, Bông Krang, Đăk Nuê hiện nay nước đang rút bà con nông dân đang tập trung khắc phục.
Mưa to, kéo dài liên tục trong nhiều giờ khiến lượng nước suối Đăk Liêng và Đăk Phơi tràn về quá nhanh cũng đã gây ngập lụt cục bộ 50 ngôi nhà ở xã Đăk Liêng.
Trước tình hình trên, UBND huyện Lắk đã cử đoàn công tác đi kiểm tra thực tế tại một số cánh đồng và khu dân cư; chỉ đạo các phòng, ban, cơ quan, địa phương theo dõi tình hình thực tế, thực hiện tốt phương châm "4 tại chỗ", lấy sự an toàn của người dân là điều kiện tiên quyết trong công tác phòng, chống thiên tai.
Huyện cũng đề nghị UBND các xã, thị trấn kịp thời vận động nhân dân khắc phục khó khăn, ổn định tình hình để đối phó với mọi tình huống có thể xảy ra. Thường xuyên tuyên truyền nhắc nhở nhân dân chú ý, đảm bảo an toàn cho người và tài sản, trường hợp cần thiết phải chủ động di dời người dân đến nơi an toàn. Đồng thời chủ động công tác ứng phó thiên tai trên địa bàn huyện.
Thường xuyên báo cáo tình hình thiên tai và tổ chức thống kê chi tiết tình hình thiệt hại báo cáo về UBND huyện để tổng hợp. Khẩn trương xác minh mức độ thiệt hại tại địa phương để có cơ sở đề xuất chính sách hỗ trợ, khôi phục sản xuất cho người dân vùng bị thiệt hại do thiên tai. Khi có sự cố xảy ra, UBND các xã, thị trấn tổ chức lực lượng sẵn sàng kiểm soát, hướng dẫn giao thông, cắm biển cảnh báo, nhất là qua các ngầm, tràn, khu vực ngập sâu, nước chảy xiết.
Huyện Lắk đã chỉ đạo các cơ quan đơn vị của huyện trực tiếp xuống với nhân dân, cùng với nhân dân để hướng dẫn, hỗ trợ người dân sớm khắc phục hậu qu ả ngập lụt. Đặc biệt là các xã có diện tích lúa bị ngập sâu.
Trước tình hình trên, UBND huyện Lắk đã cử đoàn công tác đi kiểm tra thực tế tại một số cánh đồng và khu dân cư; chỉ đạo các phòng, ban, cơ quan, địa phương theo dõi tình hình thực tế, thực hiện tốt phương châm "4 tại chỗ", lấy sự an toàn của người dân là điều kiện tiên quyết trong công tác phòng, chống thiên tai.
Để chủ động ứng phó với thiên tai, ngay từ đầu năm, Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk đã ban hành Phương án số 2049/PA-UBND ngày 14/3/2024, về ứng phó thiên tai năm 2024 trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk và ngày 15/7/2024, Ủy ban nhân dân tỉnh tiếp tục ban hành Công văn số 6293/UBND-NNMT về việc triển khai công tác ứng phó thiên tai trong những tháng cuối năm 2024.
Theo đó, để chủ động ứng phó với mưa dông kèm lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh trên địa bàn tỉnh, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Đắk Lắk yêu cầu các địa phương theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết; tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn người dân chủ động phòng tránh các loại hình thiên tai nguy hiểm như mưa dông kèm lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Đồng thời, chủ động chuẩn bị vật tư, phương tiện phục vụ phòng, chống thiên tai, củng cố lực lượng xung kích tại cơ sở sẵn sàng huy động giúp dân khắc phục hậu quả kịp thời, hiệu quả.
Đối với Ủy ban nhân dân huyện Lắk, chỉ đạo các thành viên Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn huyện chủ động bám sát địa bàn được phân công để kịp thời chỉ đạo công tác phòng, chống thiên tai theo chức năng, nhiệm vụ được giao; chỉ đạo Ủy ban nhân dân các xã kịp thời vận động nhân dân khắc phục khó khăn, ổn định tình hình để đối phó với mọi tình huống có thể xảy ra. Đồng thời, tuyên truyền nhắc nhở nhân dân chú ý, bảo đảm an toàn cho người và tài sản, trường hợp cần thiết phải chủ động di dời người dân để bảo đảm an toàn.
L.T (t/h)