Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Đặc sắc văn hóa Việt Bắc trên Tây Nguyên

Vào dịp tháng Giêng (15/1 Âm lịch), bà con các dân tộc thiểu số phía Bắc tại Xã Ea Tam (Krông Năng, Đắk Lắk) lại quây quần lại với nhau vui lễ hội để mừng một vụ mùa bội thu. Lễ hội này đã góp phần thắt chặt tình đoàn kết, đồng thời góp phần lưu giữ và phát huy văn hóa của dân tộc mình.

THCL- Vào dịp tháng Giêng (15/1 Âm lịch), bà con các dân tộc thiểu số phía Bắc tại Xã Ea Tam (Krông Năng, Đắk Lắk) lại quây quần lại với nhau vui lễ hội để mừng một vụ mùa bội thu. Lễ hội này đã góp phần thắt chặt tình đoàn kết, đồng thời góp phần lưu giữ và phát huy văn hóa của dân tộc mình.

 Văn hóa Tây Bắc về Tây Nguyên

Trên một vùng đất “hoang hóa” của xã Ea Tam, nhưng với đôi bàn tay “chịu thương chịu khó” của bà con đồng bào vùng Tây Bắc, đến nay toàn bộ vùng đất cằn cỗi ấy đã được phủ bởi những cánh đồng lúa mênh mông. Không những vậy, họ còn mang vào nhiều nét văn hóa độc đáo của đồng bào các dân tộc miền núi phía Bắc. Trên địa bàn huyện Krông Năng, chủ yếu là bà con các dân tộc Tày, Nùng, Thái, Mường, Dao…

Hằng năm, cứ vào Rằm tháng Giêng, sau mùa gặt, bà con dân tộc lại tổ chức những lễ hội dân gian có nguồn gốc từ phía Bắc. Rằm tháng Giêng năm 2017, có rất đông bà con tham gia.

Cũng như mọi năm, có 2 phần: Phần lễ và phần hội rất long trọng, gồm các nghi lễ (Lễ lòng tồng, còn gọi là Lễ xuống đồng), cúng Thổ công, cầu mùa, hội đàn tính, hát then, hội tung còn, bắn nỏ; các trò chơi dân gian như đẩy gậy, kéo co, lầy cỏ...; hội thi ẩm thực, làm bánh chưng, bánh giày, bánh khảo, bánh trời, bánh tro bếp, khẩu ri, heo quay, nấu rượu… thu hút đông đảo người dân địa phương và du khách từ các nơi đổ về xem hội.

Đặc sắc văn hóa Việt Bắc trên Tây Nguyên - Hình 1

Những thiếu nữ làm bánh giầy

Trong lễ hội, có nhiều trò chơi đặc sắc như nấu cất rượu men lá, quay heo với lá mắc mật, làm các loại bánh, xem điệu múa xòe của người Thái, nghe hát then, lượn cùng cây đàn tính của người Tày, Nùng và xem những người đàn ông mặc áo chàm, ngồi quây quần uống rượu đàn hát khi men đã ngấm… Lễ hội nhằm cầu mong một năm mới mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, sức khỏe, bình yên, đồng thời cũng là dịp để nam thanh nữ tú gặp mặt, giao duyên...

Sau phần lễ là phần hội. Đây là phần được tất cả mọi người, nhất là giới trẻ mong chờ nhất. Nhiều tiết mục văn nghệ mang âm hưởng của mùa xuân miền núi phía Bắc cất lên làm đắm say lòng người. Các chàng trai, cô gái Tày duyên dáng trong bộ áo chàm, cây đàn tính trên tay, cất lên điệu then hát mừng trẩy hội.

Bên cạnh đó, du khách còn được người dân bản địa mời uống ly rượu nấu tại lễ hội với 6 loại lá cây rừng, tận mắt xem cách quay heo nhồi lá mắc mật, thưởng thức các loại ẩm thực truyền thống như bánh khẩu ri, bánh dầy, tro bếp, sừng bò, bánh trời…

Tất cả hòa vào không gian văn hóa lễ hội - như chính trên mảnh đất quê hương vậy. Trong khu trại của thôn Tam Hiệp, tôi đã được đọc 2 câu thơ rất hay là:

                                       “Dù xa cách mấy trùng dương

                                     Đi đâu cũng có quê hương trong lòng”.


Ông Đinh Công Hưởng, Chủ tịch UBND xã Ea Tam cho biết: “Lễ hội là một hoạt động văn hóa mang đậm chất dân gian. Chính quyền xã rất vui mừng, vì đồng bào các dân tộc miền núi phía Bắc di cư đến sinh sống trên vùng đất mới nhưng vẫn giữ được nguyên vẹn bản sắc văn hóa của dân tộc mình, góp phần làm phong phú thêm cho nền văn hóa các dân tộc tại Đắk Lắk. Thông qua các hoạt động này, cộng đồng các dân tộc có dịp được giao lưu, khắc sâu tinh thần đoàn kết và giữ vững những nét tín ngưỡng lành mạnh”.

Đặc sắc văn hóa Việt Bắc trên Tây Nguyên - Hình 2

Ông Đinh Công Hưởng, chủ tế cày luống đầu tiên

Chợ Tình trên Tây Nguyên

Đồng bào Tây Bắc vào Tây Nguyên lập nghiệp rất đông và sống rải rác ở cả 5 tỉnh Tây Nguyên, nhưng tổ chưc lễ hội theo bản sắc văn hóa đặc trưng Tây Bắc thì chỉ có duy nhất ở Ea Tam là có quy mô nhất.

Vì vậy, những người Tày, Nùng đều dồn về đây để tham dự, Những cặp trai gái lại chuyện trò về công việc học tập, làm ăn và họ cùng nhau bắt đôi tung còn chọn bạn. Trong không khí vui mừng của lễ hội, có những đôi đã phải lòng nhau rồi lên duyên vợ chồng, những đôi khác cũng sẽ lưu lại hình ảnh đẹp trong nhau.

Đặc sắc văn hóa Việt Bắc trên Tây Nguyên - Hình 3

Hàng ngìn người tham gia lễ hội

Bạn Hoàng Thị Minh (người dân tộc Tày huyện Ea Hleo) bộc bạch: “Năm 2012, em cũng đi lễ hội ở đây và đã gặp được chồng em bây giờ. Chúng em đã yêu nhau và lấy nhau giờ đã có một cháu trai, gia đình em sống rất hạnh phúc. Em cảm ơn chợ tình này...”.

Ông Đinh Công Hưởng cho biết thêm: Ở đây, chúng tôi đặt là Lễ hội văn hóa Việt Bắc, chứ không phải chợ tình, Chợ tình chỉ các đôi thanh niên kết hôn gọi thôi. Nhưng phải thừa nhận rằng, thông qua lễ hội này, đa số họ đã yêu và lấy nhau sống rất hạnh phúc. Vì thế, mới gọi là "Chợ tình trên Tây Nguyên”...

Những lễ hội bao giờ cũng mang nhiều giá trị văn hóa đặc sắc, cần bảo tồn và phát huy trước sự du nhập của văn hóa ngoại. Việc tổ chức lễ hội của các dân tộc phía Bắc trên mảnh đất Tây Nguyên - đã góp phần không nhỏ trong việc giáo dục, khuyến khích người dân biết trân trọng và giữ gìn những nét đẹp vốn có của dân tộc mình, đồng thời hài hòa vào văn hóa của Tây Nguyên tươi đẹp!

Ngọc Anh - Lê Hoàng

Tin mới

Bình Định tổ chức Hội nghị Xúc tiến đầu tư - 2024
Bình Định tổ chức Hội nghị Xúc tiến đầu tư - 2024

Chiều 29/03, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Bình Định, 01 Nguyễn Tất Thành, TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định diễn ra Hội nghị Xúc tiến đầu tư – 2024. Hội nghị nhằm giới thiệu, quảng bá về tiềm năng, lợi thế cạnh tranh của tỉnh, tạo điều kiện để các nhà đầu tư, doanh nghiệp nước ngoài tìm hiểu về cơ chế, chính sách ưu đãi và môi trường đầu tư của Bình Định…  

Nam Định tổ chức Hội nghị giao ban báo chí tháng Ba
Nam Định tổ chức Hội nghị giao ban báo chí tháng Ba

Chiều 29/3, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Nam Định và Sở Thông tin và Truyền thông Nam Định chủ trì tổ chức Hội nghị giao ban báo chí tháng 3/2024.

Nam Định: Phát động tháng hành động bảo vệ nguồn lợi thủy sản năm 2024
Nam Định: Phát động tháng hành động bảo vệ nguồn lợi thủy sản năm 2024

Chiều ngày 29/3, Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tỉnh Nam Định tổ chức Lễ phát động tháng hành động bảo vệ nguồn lợi thủy sản năm 2024 nhân kỷ niệm 65 năm ngày truyền thống ngành Thủy sản Việt Nam (1/4/1959 - 1/4/2024).

Gửi tiền MSB - nhiều khách hàng điêu đứng vì "mất trắng"
Gửi tiền MSB - nhiều khách hàng điêu đứng vì "mất trắng"

Thời gian qua, nhiều khách hàng của Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB) phản ánh việc tài khoản tiết kiệm của họ bỗng dưng "mất tiền". Gần nhất là vụ 8 khách hàng gửi tiền bị chiếm đoạt hơn 300 tỷ đồng.

Hội nghị lần thứ 20, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh khóa XX
Hội nghị lần thứ 20, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh khóa XX

Sáng 29/3, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh khóa XX tổ chức Hội nghị lần thứ 20. Các đồng chí: Nguyễn Anh Tuấn, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh; Nguyễn Quốc Chung, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Hương Giang, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì Hội nghị.

Tập đoàn Bảo Việt (BVH): Năm 2023, tăng trưởng lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 14,4%
Tập đoàn Bảo Việt (BVH): Năm 2023, tăng trưởng lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 14,4%

Ngày 29/3/2024, Tập đoàn Bảo Việt công bố kết quả kinh doanh năm 2023 (kiểm toán), theo đó Công ty Mẹ và các đơn vị thành viên đều ghi nhận kết quả kinh doanh tích cực.