Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Đại biểu Quốc hội đề xuất nâng kế hoạch phát triển nhà ở lên 5 năm

Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường (Đoàn Thành phố Hà Nội) cho rằng, phải nâng kế hoạch lên 5 năm chứ không phải hàng năm. Bởi, một dự án đầu tư nhà ở có chu kỳ từ 3 đến 5 năm, nếu quy định hàng năm sẽ không có sự thay đổi phù hợp. Hơn nữa, kế hoạch phát triển 5 năm cũng phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.

Sáng 19/6, tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV, thảo luận tại hội trường về nhà lưu trú cho công nhân được quy định trong dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi), các đại biểu Quốc hội cho rằng, quy định này chưa bảo đảm tính chặt chẽ, khoa học, khả thi; còn nhiều chồng chéo, bất cập với các quy định pháp luật khác.

Đại biểu Cầm Hà Chung (Đoàn Phú Thọ) cho biết, dự thảo Luật quy định nhà lưu trú công nhân là công trình xây dựng được đầu tư xây dựng trên phần diện tích đất dịch vụ thuộc phạm vi khu công nghiệp theo quy định của pháp luật về quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế để bố trí cho công nhân, người lao động thuê lưu trú trong thời gian làm việc tại khu công nghiệp đó.

Trong khi đó, Luật Cư trú quy định, lưu trú là việc công dân ở lại một địa điểm không phải nơi thường trú hoặc nơi tạm trú trong thời gian ít hơn 30 ngày. “Khi so sánh hai khái niệm về khu lưu trú cho công nhân, việc quy định loại hình cư trú cho công nhân trong khu công nghiệp như trong dự thảo Luật là chưa bảo đảm tính chặt chẽ, khoa học”, đại biểu Cầm Hà Chung nói.

Vấn đề phát triển nhà lưu trú công nhân trong khu công nghiệp là nhu cầu bức thiết hiện nay, tuy nhiên, đại biểu Trần Thị Hồng Thanh (Đoàn Ninh Bình) nêu quan điểm, quy định loại hình nhà lưu trú công nhân cho khu công nghiệp như dự thảo luật trình Quốc hội là không phù hợp, không bảo đảm tính chặt chẽ, khoa học… Đại biểu đề nghị cơ quan soạn thảo rà soát lại nội dung quy định này để thể chế hóa đầy đủ chủ trương của Đảng về chính sách đầu tư xây dựng nhà ở cho công nhân khu công nghiệp, bảo đảm đáp ứng nhu cầu ăn ở, sinh hoạt ổn định của công nhân, tính thống nhất, đồng bộ với quy định của pháp luật có liên quan.

Quang cảnh phiên thảo luận sáng 19/6
Quang cảnh phiên thảo luận sáng 19/6

Đại biểu đề xuất quy định vấn đề này theo hướng UBND cấp tỉnh có trách nhiệm xác định nhu cầu xây dựng khu nhà ở, công trình công cộng phục vụ đời sống người lao động làm việc trong khu công nghiệp để tích hợp vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch đô thị nông thôn thống nhất với quy định tại dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

Tại phiên thảo luận, các đại biểu Quốc hội dành nhiều quan tâm đến vấn đề nâng kế hoạch phát triển nhà ở lên 5 năm. Phát biểu tại phiên họp, đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường (Đoàn Thành phố Hà Nội) cho rằng, phải nâng kế hoạch lên 5 năm chứ không phải hàng năm. Bởi, một dự án đầu tư nhà ở có chu kỳ từ 3 đến 5 năm, nếu quy định hàng năm sẽ không có sự thay đổi phù hợp. Hơn nữa, kế hoạch phát triển 5 năm cũng phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Do vậy, khi kinh tế xã hội phát triển đến đâu thì đưa kế hoạch phát triển nhà ở phù hợp đến đấy...

Đại biểu cũng bày tỏ đồng tình với việc quy định kế hoạch phát triển ở thuộc thẩm quyền quyết định của HĐND địa phương. Tuy nhiên, nhiều nhà ở mang tính liên vùng, có sự di chuyển về người sử dụng. Do đó, đôi khi một địa phương quyết định độc lập có thể không đầy đủ thông tin, nên cần phải có thông tin ở tầm rộng hơn, có liên ngành, liên quan đến nhiều vùng, nhiều địa phương khác. Từ phân tích trên, đại biểu cho rằng, trước khi được địa phương ra quyết định thì nên tham khảo ý kiến của một cơ quan có tầm bao quát lớn hơn. Nên tham khảo ý kiến của Bộ Xây dựng là cần thiết-đây chỉ là tham khảo chứ không phải một điều kiện bắt buộc, đại biểu Hoàng Văn Cường nhấn mạnh.

Còn đại biểu Quốc hội Phạm Hùng Thắng (Đoàn tỉnh Hà Nam) đề xuất, cần tiếp tục rà soát quy định nội dung này đảm bảo tránh chồng chéo, trùng lặp, phát sinh các thủ tục hành chính trong kế hoạch phát triển nhà ở cấp tỉnh.

Đại biểu Phạm Hùng Thắng cho biết, tại điểm a, khoản 1, Điều 31 dự thảo luật quy định UBND cấp tỉnh tổ chức xây dựng Chương trình phát triển và phải lấy ý kiến góp ý của Bộ Xây dựng trước khi trình HĐND cùng cấp thông qua. Đại biểu đề nghị cơ quan soạn thảo xem xét kỹ nội dung này, bởi việc gửi lấy ý kiến của Bộ Xây dựng là quy định mới được bổ sung trong dự án Luật sửa đổi lần này. Trong khi đó, luật hiện hành không quy định nội dung này mà chỉ quy định đối với thành phố trực thuộc trung ương. Đại biểu cho rằng, việc bổ sung quy định này chắc chắn sẽ làm các thủ tục hành chính cho địa phương. Do vậy, đề nghị bỏ quy định gửi lấy ý kiến góp ý của Bộ sử dụng về Chương trình phát triển nhà ở cấp tỉnh trong dự thảo luật.

Thiên Trường

Bài liên quan

Tin mới

Bình Định Hội thảo khoa học về Mai Xuân Thưởng với phong trào Cần Vương chống thực dân Pháp cuối thế kỷ XIX
Bình Định Hội thảo khoa học về Mai Xuân Thưởng với phong trào Cần Vương chống thực dân Pháp cuối thế kỷ XIX

Tại Trung tâm Quốc tế Khoa học và Giáo dục liên ngành (ICISE), số 7, Đại lộ Khoa học, khu vực 2, phường Ghềnh Ráng, TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định vừa diễn ra Hội thảo khoa học “Mai Xuân Thưởng với phong trào Cần Vương chống thực dân Pháp cuối thế kỷ XIX”. Khá nhiều tư liệu lịch sử về thân thế, sự nghiệp của Mai Xuân Thưởng với phong trào Cần Vương đã được trình bày tại Hội thảo.  

Từ 1/6, các đơn vị y tế Hà Nội giao dịch không sử dụng tiền mặt
Từ 1/6, các đơn vị y tế Hà Nội giao dịch không sử dụng tiền mặt

Theo Sở Y tế Hà Nội, từ ngày 1/6/2024, bộ phận Một cửa của các đơn vị trực thuộc phải triển khai các giải pháp thanh toán, lệ phí không dùng tiền mặt, phấn đấu 100% giao dịch không sử dụng tiền mặt. Sở khuyến khích áp dụng giải pháp phần mềm sinh mã QR "động".

“Tư lệnh” ngành Công Thương: Nhiều thành tích nổi bật và lắm thuộc cấp bị bắt giam, kỷ luật
“Tư lệnh” ngành Công Thương: Nhiều thành tích nổi bật và lắm thuộc cấp bị bắt giam, kỷ luật

Năm 2023 là năm có nhiều thành tích nổi bật của ngành Công Thương. Những thành tích đó, chắc chắn, nhiều “Tư lệnh” ngành mong muốn. Song song với thành tích của Bộ Công thương, thì có điểm, chẳng “Tư lệnh” nào thích, đó là Bộ Công thương có nhiều thuộc cấp bị bắt giam, kỷ luật.

Quy định 142: Tiến cử sai người, không thể "phủi tay" xong nhiệm kỳ là thôi
Quy định 142: Tiến cử sai người, không thể "phủi tay" xong nhiệm kỳ là thôi

Theo PGS.TS Lê Văn Cường, Quy định 142 của Bộ Chính trị có tính ràng buộc trong việc giới thiệu nhân sự, bổ nhiệm cán bộ, thêm tính trách nhiệm của nhiều phía, chứ không phải “phủi tay” xong nhiệm kỳ là thôi.

VN-Index hôm nay: Rủi ro gia tăng, nhà đầu tư ngắn hạn hạn chế mua mới cổ phiếu
VN-Index hôm nay: Rủi ro gia tăng, nhà đầu tư ngắn hạn hạn chế mua mới cổ phiếu

Chuyên gia chứng khoán nhận định, VN-Index hôm nay, ngày 21/5, xu hướng ngắn hạn của thị trường chung vẫn duy trì ở mức tăng. Do đó, các nhà đầu tư ngắn hạn hạn chế mua mới và xem xét hạ một phần tỷ trọng cổ phiếu, đặc biệt ưu tiên hạ margin về mức thấp.

Tỷ giá USD hôm nay 21/5: Nhích nhẹ
Tỷ giá USD hôm nay 21/5: Nhích nhẹ

Tỷ giá USD hôm nay 21/5, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD tăng 8 đồng, hiện ở mức 24.247 đồng. Trên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt tăng 0,18%, đạt mốc 104,62.