Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Đại học Điện Lực (Hà Nội): Xử lý chưa nghiêm vụ tuyển sinh sử dụng bằng giả để học liên thông

Thời gian qua, báo Thương hiệu và Công luận liên tục nhận được phản ánh của bạn đọc về việc học sinh dùng giấy báo điểm, bằng giả để vào học hệ liên thông của trường Đại học Điện Lực.

Dùng điểm giả, bằng giả để học liên thông

Theo phản ánh của bạn đọc, có hai sinh viên học hệ liên thông tại trường ĐH Điện Lực sử dụng giấy tờ giả. Để được nhập học tại đây, hai sinh viên này đã sử dụng phiếu báo điểm giả và bằng giả để tuyển sinh vào trường ĐH Điện Lực.

Quyết định đuổi học sinh viênTrịnh Công Vũ lớp Đ5TCNH2 do dùng báo điểm giả để nhập học

Cũng theo bạn đọc, dù không có bằng tốt nghiệp cao đẳng, nhưng khi đăng ký học liên thông, hai sinh viên trên đã “câu kết” với một số cán bộ tuyển sinh của trường Đại học Điện Lực để làm giả hồ sơ.

Những cán bộ tuyển sinh của trường này đã làm giấy báo điểm giả, bằng giả để nộp vào trường, giúp sinh viên “hợp thức hóa” hồ sơ để vào học liên thông tại đây.

Việc tuyển sinh, xét tuyển vào các trường đại học được quy định rất chặt chẽ trong quy chế tuyển sinh. Trong những năm gần đây, Bộ GD-ĐT thường xuyên sửa đổi, bổ sung quy chế để đảm bảo hợp lý, chặt chẽ, minh bạch hơn. Những trường hợp gian lận, sử dụng giấy báo điểm giả... rất khó qua mặt được các trường vì kết quả thi của thí sinh đều được các trường công khai trên mạng, nên ai cũng có thể kiểm tra được. Tuy nhiên, chúng ta chưa thể loại trừ hết hiện tượng tiêu cực trong công tác tuyển sinh ở trong nhà trường.

Phải chăng để việc sinh viên dễ dàng học liên thông tại trường ĐH Điện Lực với giấy báo điểm giả và bằng giả là có sự “buông lỏng” hay tiếp tay của cán bộ tuyển sinh nhằm trục lợi!?

Theo tìm hiểu của PV, không chỉ hai trường hợp này, trong thời gian gần đây, trường Đại học Điện Lực liên tiếp bị bạn đọc phản ánh về công tác tuyển sinh “lỏng lẻo”, cán bộ tuyển sinh thiếu trách nhiệm, qua đó đã gióng lên hồi chuông báo động về tiêu cực trong môi trường giáo dục tại đây!?

Có hay không sự tiếp tay?

Sau nhiều lần phóng viên Thương hiệu & Công luận liên hệ với lãnh đạo trường ĐH Điện Lực để xác nhận thông tin, nhưng đều được khất lượt với lí do nhà trường đang tiến hành điều tra, xác minh vụ việc. Đến ngày 3/11/2014, trao đổi với PV, Ông Phạm Hữu Lập, Trưởng phòng thanh tra trường ĐH Điện Lực cho biết: Trường vừa ra quyết định đuổi học, sinh viên Trần Thị Hoa, SN 15/1/1974, lớp Đ7LTKT14A, hệ liên thông từ cao đẳng lên đại học ngành kế toán, khoa Tài chính kế toán. Sinh viên Trần Thị Hoa đã dùng bằng tốt nghiệp hệ cao đẳng ngành Tài chính – Kế toán không phải của trường đại học Thương Mại cấp, để thi tuyển vào học hệ liên thông của trường ĐH Điện Lực.

Ông Lập cho biết, trường cũng đã ra quyết định đuổi học, sinh viênTrịnh Công Vũ, SN 16/06/1991, lớp Đ5TCNH2, MSSV 1081120208, ngành Tài chính ngân hàng, khoa tài chính kế toán của trường ĐH Điện Lực, vì đã dùng kết quả thi tuyển sinh hệ Đại học chính quy vào Học viện cảnh sát nhân dân năm 2010 để nhập học vào trường Điện Lực.

Ngoài ra, hai sinh viên này còn phải trả cho trường tất cả các khoản học phí và kinh phí đào tạo kể từ ngày nhập học cho đến ngày ký quyết định đuổi học.

Điều lạ lùng là sau khi trường ĐH Điện Lực đã nhận được phản ánh về sinh viên sử dùng bằng giả để học liên thông. Sau đó trường đã phối hợp với các cơ quan chức năng để điều tra, đồng thời gửi bằng tốt nghiệp hệ cao đẳng sang trường liên quan để điều tra. Kết quả, sau khi kiểm tra hồ sơ, trường đại học liên quan đã xác nhận không cấp bằng tốt nghiệp cho sinh viên, bảng điểm cũng không phải do trường cấp cho các sinh viên hiện đang học tại Trường Điện Lực. Tuy nhiên, điều đáng nói là trường ĐH Điện lực chỉ ra quyết định xử lý đối với những sinh viên dùng giấy báo điểm, bằng giả, còn cán bộ làm công tác tuyển sinh tại trường, những người trực tiếp kiểm tra, xem xét hồ sơ dự tuyển lại không được nhắc tới?

Trước xử lý vi phạm chưa thỏa đáng trên, dư luận đặt nhiều dấu hỏi đối với công tác tuyển sinh của Trường ĐH Điện lực liệu có đúng theo quy định của pháp luật? Có hay không việc chống lưng, bảo kê, dung túng cho cán bộ ngang nhiên vi phạm?

Thiết nghĩ, Ban lãnh đạo trường ĐH Điện lực phải xử lý nghiêm đối với sai phạm trên để tránh ảnh hưởng tới uy tín, công tác giảng dạy, học tập của tập thể cán bộ, sinh viên của trường, trách sự bức xúc trong dư luận.

Thương hiệu & Công luận sẽ tiếp tục thông tin tới bạn đọc./.

Tuấn Ngọc - Hoan Nguyễn

Tin mới

Thị trường hàng hóa rơi vào xu hướng giằng co sau khi đạt đỉnh 7 tháng
Thị trường hàng hóa rơi vào xu hướng giằng co sau khi đạt đỉnh 7 tháng

Số liệu từ Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, đóng cửa ngày 24/4, lực mua chiếm ưu thế trên thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới, hỗ trợ chỉ số MXV-Index đảo chiều hồi phục 0,35% lên 2.327 điểm. Giá trị giao dịch toàn Sở đạt hơn 4.800 tỷ đồng.

Kinh doanh thuốc lá nhập lậu, 2 cơ sở bị phạt 15.000.000 đồng
Kinh doanh thuốc lá nhập lậu, 2 cơ sở bị phạt 15.000.000 đồng

Tin từ Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Ngãi cho biết: Đơn vị vừa phát hiện, xử lý 2 vụ kinh doanh thuốc lá ngoại nhập lậu. theo đó, 2 cơ sở vi phạm đã bị xử phạt 15.000.000 đồng và buộc tiêu hủy 350 bao thuốc lá.

ADB dành 23,6 tỷ USD hỗ trợ Châu Á và Thái Bình Dương phát triển bền vững
ADB dành 23,6 tỷ USD hỗ trợ Châu Á và Thái Bình Dương phát triển bền vững

Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) đã cam kết 23,6 tỷ USD từ nguồn vốn của mình trong năm 2023, bao gồm 9,8 tỷ USD cho hành động khí hậu, để giúp Châu Á và Thái Bình Dương đạt được tiến bộ về phát triển bền vững.

Lạng Sơn: Gặp mặt, kết nối tiêu thụ sản phẩm hợp tác xã tỉnh Lạng Sơn năm 2024
Lạng Sơn: Gặp mặt, kết nối tiêu thụ sản phẩm hợp tác xã tỉnh Lạng Sơn năm 2024

Ngày 25/4, UBND tỉnh Lạng Sơn tổ chức hội nghị gặp mặt, kết nối tiêu thụ sản phẩm hợp tác xã tỉnh Lạng Sơn năm 2024. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn Đoàn Thanh Sơn tham dự và chỉ đạo hội nghị.

Kon Tum thực hiện các giải pháp phòng, chống nắng nóng, hạn hán, thiếu nước
Kon Tum thực hiện các giải pháp phòng, chống nắng nóng, hạn hán, thiếu nước

UBND tỉnh Kon Tum đã ban hành Kế hoạch số số 1425/KH-UBND triển khai thực hiện các giải pháp phòng, chống nắng nóng, hạn hán, thiếu nước theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 11/CT-TTg ngày 01/4/2024.

Tìm hướng tháo gỡ khó khăn cho ngành da giày
Tìm hướng tháo gỡ khó khăn cho ngành da giày

Bước sang năm 2024, thị trường khởi sắc hơn, hoạt động sản xuất, xuất khẩu của các doanh nghiệp ngành da giày đã dần ổn định hơn. Tuy nhiên, xét về dài hạn, bên cạnh ưu thế về nguồn lao động có tay nghề cao, nếu ngành da giày không nâng cao năng lực nội sinh rất khó ứng phó với biến động thị trường cũng như giữ sức tăng trưởng bền vững cho ngành.