Như tin đã đưa, Đại học Thái Nguyên là đơn vị tổ chức vòng  chung kết Cuộc thi “Hùng biện tiếng Việt cho lưu học sinh Lào tại Việt Nam” năm 2019. 

Đại học Thái Nguyên là đơn vị tổ chức vòng chung kết Cuộc thi “Hùng biện tiếng Việt cho lưu học sinh Lào tại Việt Nam” năm 2019.Đại học Thái Nguyên là đơn vị tổ chức vòng chung kết Cuộc thi “Hùng biện tiếng Việt cho lưu học sinh Lào tại Việt Nam” năm 2019. (Ảnh: Hoàng Thiệp)

Tham dự chương trình Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, ông Trần Văn Túy, Trưởng Ban Công tác đại biểu Quốc hội, Phó trưởng Ban tổ chức Trung ương, Chủ tịch Trung ương Hội Hữu nghị Việt Nam - Lào; ông Hà Ngọc Chiến, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội; ông Đỗ Văn Chiến, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc; bà Nguyễn Phương Nga, Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam; bà Khathaly Siliphongphan, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Thể thao Lào.

Bộ trưởng cũng ghé thăm không gian văn hóa ẩm thựcBộ trưởng Phùng Xuân Nhạ thăm không gian văn hóa ẩm thực

 Cuộc thi “Hùng biện tiếng Việt cho lưu học sinh Lào tại Việt Nam” năm 2019 đã được đông đảo các trường đại học, cao đẳng đang có lưu học sinh Lào học tập, nghiên cứu hưởng ứng. Cuộc thi đã  thu hút gần 2000 lưu học sinh Lào và hàng ngàn sinh viên Việt Nam tham gia. Kết quả đã có 12 đội đoạt giải nhất, nhì ở vòng sơ khảo đã được lựa chọn để tham gia chung kết.

Lãnh đạo Trung ương và địa phương tỉnh Thái Nguyên tham dự hội nghịLãnh đạo Trung ương và địa phương tỉnh Thái Nguyên tham dự hội nghị (Ảnh: Hoàng Thiệp)

Phát biểu khai mạc đêm thi chung kết, theo Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nhấn mạnh: “Trong công tác đào tạo nguồn nhân lực cho CHDCND Lào, Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam đã xác định, yếu tố then chốt quyết định đến chất lượng đào tạo lưu học sinh Lào tại Việt Nam đó là trình độ tiếng Việt của lưu học sinh. Chính vì vậy, việc nâng cao năng lực tiếng Việt luôn được xem là một nhiệm vụ quan trọng và xuyên suốt trong quá trình đào tạo tại tất cả các cơ sở giáo dục trên toàn quốc. 

Việt Nam và Lào là hai nước láng giềng, có truyền thống đoàn kết hữu nghị và hợp tác đặc biệt từ lâu đời.Việt Nam và Lào là hai nước láng giềng, có truyền thống đoàn kết hữu nghị và hợp tác đặc biệt từ lâu đời. (Ảnh: Hoàng Thiệp) Trong mọi thời kỳ, Đảng và Nhà nước của hai quốc gia luôn quan tâm đặc biệt đến quan hệ hợp tác trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, cuộc thi sẽ giúp tăng cường giao lưu văn hóa Việt Nam - Lào, tạo điều kiện giúp nâng cao trình độ tiếng Việt cho lưu học sinh Lào trong thời gian học tập và sinh sống tại Việt Nam. Đây cũng là cơ hội để các lưu học sinh Lào được chia sẻ những hiểu biết về đất nước, con người và văn hóa Việt Nam; những kỷ niệm sâu sắc về cuộc sống, học tập và sinh hoạt; những kiến thức, sự trải nghiệm và tình cảm  đối với Việt Nam”.

Phát biểu tại cuộc thi với tư cách là đơn vị đăng cai và cũng là một trong những đơn vị có 2 đội tham gia thuộc ĐHTN là ĐH Sư phạm và ĐH Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên, GS.TS Phạm Hồng Quang, Giám đốc Đại học Thái Nguyên khẳng định: “Trong những năm qua, Đại học Thái Nguyên đặc biệt quan tâm tới việc đào tạo sinh viên quốc tế, trong đó có lưu học sinh Lào. Với hơn 800 sinh viên Lào đang học tập tại Đại học Thái Nguyên, đây là một trong những địa chỉ đào tạo có đông lưu học sinh Lào đang theo học nhất tại Việt Nam.

GS.TS Phạm Hồng Quang, Giám đốc Đại học Thái Nguyên phát biểu tại đêm Chung kết cuộc thi.GS.TS Phạm Hồng Quang, Giám đốc Đại học Thái Nguyên phát biểu tại đêm Chung kết cuộc thi.

 Đối với Đại học Thái Nguyên việc dạy tiếng Việt cho lưu học sinh Lào đã được các thầy cô giáo tiếp cận từ phương diện văn hóa, tăng cường giao tiếp, mở rộng không gian và đa dạng các hình thức học tập, do vậy, chất lượng học tiếng Việt của sinh viên Lào ngày càng nâng lên. Cuộc thi này không chỉ là diễn đàn thể hiện năng lực tiếng Việt của các sinh viên Lào đang học tập ở mọi miền đất nước Việt Nam mà đã thực sự trở thành ngày hội giao lưu văn hóa, góp phần tô thắm tình hữu nghị Việt Nam – Lào”.

Tại đêm chung kết, với chủ đề “Việt Nam - Đất nước tôi yêu”, 12 đội thi đã trình bày phần thi hùng biện của mình bằng tiếng Việt với nhiều chủ để phong phú từ kỷ niệm về cuộc sống, kinh nghiệm học tập, danh lam thắng cảnh đến các chủ đề về con người, lịch sử, văn hóa Việt Nam.

Các bài dự thi đã sử dụng vốn từ phong phú, đa dạng, có ngữ điệu hợp lý, qua đó nêu bật được cảm xúc, suy nghĩ của lưu học sinh Lào đối với đất nước, con người Việt Nam, thể hiện tình cảm gắn bó giữa hai dân tộc Việt Nam - Lào. Ngoài ra, các đội thi cũng đã sử dụng nhiều hình thức minh họa phong phú, hấp dẫn, tạo sự thuyết phục cho các phần thi.

Kết quả, Ban Giám khảo đã trao giải đặc biệt cho phần dự thi của đội đến từ Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên; giải nhất cho đội thi đến từ Trường Đại học sư phạm kỹ thuật Vinh; 03 giải nhì Trường Đại học Ngoại thương, Trường Đại học Y dược - Đại học Huế, Trường Đại học Giao thông Vận tải và 07 giải ba.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ trao giải đặc biệt cho thí sinh đến từ trường ĐH Sư phạm - ĐH Thái Nguyên.Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ trao giải đặc biệt cho thí sinh đến từ trường ĐH Sư phạm - ĐH Thái Nguyên.

Bên cạnh hoạt động chính là chung kết Cuộc thi “Hùng biện tiếng Việt cho lưu học sinh Lào tại Việt Nam”, Ban Tổ chức phối hợp với Đại học Thái Nguyên tổ chức nhiều hoạt động phong phú khác như: Triển lãm Không gian Văn hóa Việt Nam - Lào tại Trung tâm Hội nghị Đại học Thái Nguyên; Chương trình giao lưu văn hóa văn nghệ Việt Nam - Lào; Thăm quan khu di tích lịch sử ATK Định hóa, Thái Nguyên.

Sự hài lòng của các đội tham gia cuộc thi được thể hiện thông qua các buổi giao lưu văn hóa Việt Nam – Lào tại sân Trung tâm hội nghị của ĐHTN, buổi tiệc thiết đãi các đoàn đế dự thông qua sự chu đáo, chân tình của ĐHTN. Qua đó, các sinh viên Lào, sinh viên Việt Nam, các thầy, cô giáo của các đoàn và quan khách trao đổi, giao lưu với nhau bằng tiếng Việt mà gần như không có sự rào cản về ngôn ngữ giữa 2 dân tộc Việt – Lào anh em.

Hoàng Thiệp