Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Đại hội cổ đông ngân hàng: Thời điểm định đoạt thương vụ M&A

THCL- Trong tuần này, hầu hết các NH tổ chức đại hội cổ đông năm 2015. Đây cũng là thời điểm thuận lợi để nhiều

THCL Trong tuần này, hầu hết các NH tổ chức đại hội cổ đông năm 2015. Đây cũng là thời điểm thuận lợi để nhiều nhà băng có ý định mua bán, sáp nhập (M&A) công bố thương vụ của mình.

Đường ngắn để tăng vốn

Năm 2015 - năm cuối ngành NH thực hiện Đề án tái cơ cấu hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011 - 2015, M&A NH cũng trở nên “nóng” hơn bao giờ hết. Từ nay đến cuối tuần, hàng loạt NH dự định về cùng một nhà sẽ cùng đại hội cổ đông (ĐHCĐ) như VietinBank và PGBank ĐHCĐ ngày 14/4, BIDV và MHB, Eximbank và NamABank ngày 17/4…

Những mùa ĐHCĐ trước, nhiều tờ trình xin chủ trương sáp nhập với NH khác được đưa ra xin ý kiến cổ đông, nhưng đa phần bỏ ngỏ tên NH sáp nhập. Năm nay thì khác. Rất nhiều NH đã công khai đối tác muốn trở thành “người thân” trong các tờ trình. Ngoài những thương vụ M&A vừa được công khai thì hiện còn một số NH như PGBank trình ĐHCĐ vào kỳ họp thường niên 2014 vào ngày 18/4 tới là tái cơ cấu NH, thông qua việc tìm đối tác để chọn phương án tái cấu trúc và cho là Vietinbank thể hiện thiện chí hợp tác. Năm 2015, PGBank đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế tăng 5% lên 176 tỷ đồng; tổng tài sản tăng 16%; dư nợ tín dụng tăng 7%; huy động vốn tăng 9%, đồng thời giữ vốn ở mức 3.000 tỷ.

Sacombank cũng đã hoàn thành phương án sáp nhập vào NH Phương Nam. Sacombank cho biết kế hoạch 2015, đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế 3.000 tỷ đồng, cao hơn 5,2% so với thực hiện năm 2014. Tùy tình hình kinh tế vĩ mô thuận lợi hay bất lợi mà chỉ tiêu này có thể được điều chỉnh tăng/giảm 10%. Tỷ lệ nợ xấu kiểm soát ở mức không quá 2,5%; Tỷ lệ cổ tức phân phối là 8 - 10% vốn cổ phần.

Ngoài những cái tên mới được công bố trong đầu tháng 4, hiện NHNN đã chấp thuận về mặt chủ trương cũng như “người trong cuộc” chính thức thừa nhận như Southern Bank và Sacombank, VietinBank - PGBank, Vietcombank - Saigonbank… chắc chắn sẽ làm mùa ĐHCĐ NH năm nay nóng hơn.

Trong tiến trình tái cơ cấu, việc sáp nhập NH yếu với NH lớn là một trong những mấu chốt quan trọng, bởi nó là con đường ngắn nhất để các NH tăng vốn, tổng tài sản và mở rộng mạng lưới. “Sáp nhập NH, trong đó có chuyện NH lớn “ôm” NH nhỏ, NH tốt hỗ trợ NH yếu là giải pháp phù hợp trong một lộ trình dài hơi. Trước tiên, NHNN sẽ gom các NH lại với nhau, làm gọn lại, sau đó sẽ tính đến làm sạch hệ thống”, chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu chia sẻ.

Tạo “cú hích” cho hệ thống NH

Lãnh đạo NHNN cho biết đang khuyến khích các NH lớn cùng tham gia vào công tác tái cấu trúc NH nhỏ, yếu, thay vì NHNN đứng ra mua cổ phần và tự vực dậy các NH trên. Cách làm này tiết kiệm được chi phí, thời gian và cũng đã nhận được sự đồng thuận của nhiều NH lớn. NHNN hiện đang tạo điều kiện để các NH nhanh chóng hoàn tất các thủ tục sau khi được cổ đông đồng ý về chủ trương.

Tái cơ cấu hệ thống NH bắt đầu thực hiện từ năm 2011, đến nay nhiều thương vụ hợp nhất, sáp nhập đã hoàn tất như Tín Nghĩa, Đệ Nhất, hợp nhất cùng SCB. Habubank sáp nhập vào SHB, Western Bank được sáp nhập vào PVFC để lập nên PVCombank… Tuy nhiên, Phó thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng cho biết đang tiếp tục tiến hành tái cơ cấu các tổ chức tín dụng sau khi đã triển khai đối với 9 đơn vị trong đợt 1. Trong đó, sẽ xử lý từ 6 - 7 NH thông qua hình thức sáp nhập, đưa diện sáp nhập từ trước đến nay lên 10 NH.

Năm 2015 được coi là năm thực hiện quyết liệt việc tái cơ cấu NH (sáp nhập các NH nhỏ vào NH lớn). Đến nay, tiến độ M&A NH đang được đẩy nhanh. Ngày 8/4, MaritimeBank công bố hợp đồng sáp nhập MDB, với tỷ lệ hoán đổi cổ phiếu 1:1. Đây được coi là “cú hích” cho hệ thống NH Việt Nam…

Tuy nhiên, để việc tái cơ cấu NH đạt hiệu quả thì thực hiện mỗi bước làm gọn hệ thống NH mà câu chuyện giải quyết nợ xấu và những vấn đề còn tồn tại trong hệ thống NH - chắc chắn sẽ được NHNN làm mạnh tay hơn. Bên cạnh đó, phải xử lý được vấn đề sở hữu chéo. Việc mua cổ phần, cổ phiếu, dùng tiền vay mượn thế chấp… đã tạo ra một dòng vốn ảo chạy lòng vòng trong các NH, gây nhiều hệ lụy. NHNN nên có những nghiên cứu để biết trong hệ thống NH bao nhiêu phần trăm là vốn thật, bao nhiêu là vốn ảo để có hướng xử lý.

Hoàng Hà

Tin mới

Giá vàng hôm nay 26/4: Tăng giảm trái chiều
Giá vàng hôm nay 26/4: Tăng giảm trái chiều

Giá vàng hôm nay 26/4/, giá vàng tiếp tục biến động trái chiều, đưa giá về mốc 84,3 triệu đồng/lượng bán ra, vàng thế giới quay đầu bật tăng trở lại.

Dự báo thời tiết ngày 26/4: Cả nước ngày nắng nóng, đêm mưa
Dự báo thời tiết ngày 26/4: Cả nước ngày nắng nóng, đêm mưa

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia cho biết, ngày 26/4, cả nước ngày nắng nóng, nhiệt độ cao nhất trên 39 độ, đêm có mưa rào và dông.

Tỷ giá USD hôm nay 26/4: Lao dốc, xuống mốc 105
Tỷ giá USD hôm nay 26/4: Lao dốc, xuống mốc 105

Rạng sáng 26/4, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD giảm 10 đồng, hiện ở mức 24.264 đồng. Chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt giảm 0,29%, xuống mốc 105,57.

Chiến thắng Điện Biên Phủ: Cuộc đấu trí cân não
Chiến thắng Điện Biên Phủ: Cuộc đấu trí cân não

Chiến thắng Điện Biên Phủ là minh chứng đúng đắn, sinh động cho đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, lâu dài và tự lực cánh sinh của Đảng ta. Đồng thời, cũng là một cuộc đấu trí vô cùng căng thẳng, khốc liệt, thử thách lòng quả cảm và ý chí quyết chiến, quyết thắng của toàn dân tộc Việt Nam trước đội quân xâm lược hùng mạnh.

Giá xăng dầu hôm nay 26/4: Giữ đà tăng nhẹ
Giá xăng dầu hôm nay 26/4: Giữ đà tăng nhẹ

Giá xăng dầu hôm nay 26/4, giá dầu thế giới giữ đà tăng nhẹ. Trong nước, giá bán lẻ các mặt hàng xăng dầu được điều chỉnh giảm từ chiều qua.

Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia đến năm 2050 có gì mới?
Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia đến năm 2050 có gì mới?

Nhằm: Xác định các danh mục dự án cụ thể, tiến độ thực hiện các chương trình, dự án theo từng giai đoạn từ nay đến năm 2030; xác định phương thức, nguồn lực, cơ chế phối hợp giữa các bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong việc triển khai thực hiện.