Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Đắk Lắk: Chú trọng đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến sâu

Nhiệm vụ trọng tâm lớn nhất của ngành Công Thương Đắk Lắk trong thời gian tới là đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến sâu, chuyển dần các ngành chế biến thô, sử dụng nhiều lao động sang các ngành công nghiệp tinh chế, tạo ra sản phẩm có hàm lượng giá trị gia tăng cao, tăng năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp.

Giá trị sản xuất công nghiệp 10 tháng tăng 2% 

Sở Công Thương Đắk Lắk cho biết, giá trị sản xuất công nghiệp tháng 10/2020 ước đạt 2.005 tỷ đồng, tăng 3,9% so với tháng trước; lũy kế 10 tháng ước thực hiện đạt 13.335 tỷ đồng, tăng 2% so với cùng kỳ năm trước, đạt 73,7% kế hoạch năm.

Theo Ông Lưu Văn Khôi - Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Đắk Lắk - nhận định: Tháng 10/2020, các nhà máy sản xuất trên địa bàn tỉnh hoạt động ổn định, sản lượng sản xuất đa số sản phẩm đều tăng so với tháng trước; tăng mạnh ở các ngành khai khoáng, sản xuất - phân phối điện, nước. Tuy nhiên, các nhà máy đường hiện tạm ngưng sản xuất do hết nguyên liệu, sản lượng bia giảm do nhu cầu tiêu thụ giảm.

Cho đến thời điểm này, Đắk Lắk có 155 dự án (DA) đầu tư và đăng ký đầu tư vào 8 cụm công nghiệp với tổng số vốn đăng ký đầu tư ban đầu 6.094 tỷ đồng. Trong đó có 84 DA đang hoạt động với diện tích thuê đất 122,76ha; 13 DA đang xây dựng với diện tích thuê đất 20,726ha; 8 DA đang làm thủ tục đầu tư với diện tích 17,19ha; 27 dự án tạm ngưng hoạt động với diện tích 57,134ha; 23 dự án đăng ký đầu tư với diện tích đất 36,73ha. Tỷ lệ lấp đầy các cụm công nghiệp khoảng 67%.

DN Đắk Lắk sẽ chuyển dần các ngành chế biến thô, sử dụng nhiều lao động sang các ngành công nghiệp tinh chế, sản phẩm có hàm lượng giá trị gia tăng caoDN Đắk Lắk sẽ chuyển dần các ngành chế biến thô, sử dụng nhiều lao động sang các ngành công nghiệp tinh chế, sản phẩm có hàm lượng giá trị gia tăng cao

Trên địa bàn tỉnh hiện có 5 dự án điện mặt trời, công suất 190MWp đưa vào vận hành phát điện thương mại trước ngày 30/6/2019. Có 2 DA điện mặt trời đang triển khai thi công. Với 2.962 công trình điện mặt trời áp mái có tổng công suất lắp đặt 169.343 kWp; Công ty Điện lực Đắk Lắk đã tiến hành ký hợp đồng mua bán điện với 2.691 khách hàng với công suất lắp đặt là 117.514 kWP, còn 271 khách hàng chưa ký hợp đồng mua bán điện do chưa hoàn thiện thủ tục.

Cho đến nay, UBND tỉnh Đắk Lắk đã trình Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương bổ sung quy hoạch phát triển điện lực gồm 21 DA điện mặt trời với tổng công suất 10.898 MWp.

 Đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến

Thời gian tới, Sở Công Thương sẽ cùng với các sở, ngành xây dựng đề án phát triển chuỗi giá trị từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ gắn với các sản phẩm chủ lực của tỉnh. Đề án sẽ được nghiên cứu kỹ lưỡng để đưa ra những giải pháp mang tính khả thi cao, gắn với chính sách về đất đai, tín dụng, công nghệ để thu hút các doanh nghiệp, tập đoàn lớn đầu tư những dự án tầm cỡ về chế biến sâu.

Qua đó, thúc đẩy việc phát triển năng lượng tái tạo, đưa Đắk Lắk trở thành trung tâm năng lượng của cả nước. Hiện nay có 20 DA điện mặt trời, công suất 10.448 MWp, 35 DA điện gió, công suất 3.441,8 MW được bổ sung vào quy hoạch phát triển điện lực. Bên cạnh đó, hai DA điện sinh khối, tổng công suất 90 MW cũng đang được xem xét đề nghị đưa vào quy hoạch. Về khả năng giải tỏa công suất của các dự án năng lượng, hệ thống truyền tải hiện hữu và những công trình xây mới sẽ đáp ứng nhu cầu đấu nối, cung cấp sản lượng điện rất lớn cho hệ thống điện quốc gia.

Bên cạnh hai lĩnh vực được kỳ vọng tạo đột phá lớn là chế biến sâu và năng lượng tái tạo, công nghiệp của tỉnh cũng sẽ tập trung thực hiện chương trình phát triển cơ khí, lựa chọn thu hút đầu tư một số DA cơ khí chính xác, hàm lượng công nghệ cao; ưu tiên phát triển ngành dệt may, công nghiệp da giày và một số ngành công nghệ cao khác. Đồng thời, xây dựng các chính sách hỗ trợ phát triển công nghiệp hỗ trợ và nâng cấp cụm ngành, chuỗi sản xuất các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh.

     Thùy Linh         

Bài liên quan

Tin mới

Quảng Ninh: Tìm thấy thi thể nạn nhân thứ 3 trong vụ lật thuyền trên sông Chanh
Quảng Ninh: Tìm thấy thi thể nạn nhân thứ 3 trong vụ lật thuyền trên sông Chanh

Vào khoảng 14h50’ ngày 26/4, tại khu vực sông Rừng, cách  Miếu Vua Bà (phường Yên Giang) khoảng 600 m đến 700 m, tổ công tác tìm kiếm của phường Nam Hòa, TX Quảng Yên, đã phát hiện, vớt được một thi thể nữ mặc áo mưa màu xanh, chân đeo ủng. Vị trí tìm thấy cách khoảng 10 km so với vị trí lật thuyền.

Khai mạc Hội chợ OCOP Quảng Ninh – Hè 2024
Khai mạc Hội chợ OCOP Quảng Ninh – Hè 2024

Chiều 26/4, tại Cung Quy hoạch, hội chợ và triển lãm tỉnh Quảng Ninh đã diễn ra lễ khai mạc hội chợ OCOP Quảng Ninh – Hè 2024.

Quỹ Hy vọng tài trợ Dự án “Hành trình tham quan lịch sử Chiến dịch Điện Biên Phủ"
Quỹ Hy vọng tài trợ Dự án “Hành trình tham quan lịch sử Chiến dịch Điện Biên Phủ"

NDO - Tại Văn phòng Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam, ông Trương Gia Bình, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn FPT, Ủy viên Hội đồng quản lý Quỹ Hy vọng, cùng ông Olivier Brochet, Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Cộng hòa Pháp tại Việt Nam ký kết thỏa thuận tài trợ Dự án “Hành trình tham quan lịch sử Chiến dịch Điện Biên Phủ".

Trung tâm Văn hoá TP. Hải Phòng tổ chức chương trình nghệ thuật “Đất nước trọn niềm vui”
Trung tâm Văn hoá TP. Hải Phòng tổ chức chương trình nghệ thuật “Đất nước trọn niềm vui”

Ngày 26/4, Trung tâm Văn hóa TP. Hải Phòng tổ chức Chương trình nghệ thuật “Đất nước trọn niềm vui” chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2024).

Huế- Thành lập Hội Cựu Công an Nhân dân phường Thuận Hòa
Huế- Thành lập Hội Cựu Công an Nhân dân phường Thuận Hòa

Ngày 26/4, Hội Cựu Công an Nhân dân phường Thuận Hòa đã tổ chức Đại hội lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2024- 2026, với 46 hội viên.

Nghị định về chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
Nghị định về chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ

Chính phủ ban hành Nghị định số 44/2024/NĐ-CP quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.