Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

ĐẮK LẮK: Đấu tranh phòng chống buôn lậu, hàng giả

Năm 2015, trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, tình hình buôn bán vận chuyển hàng cấm, hàng lậu, sản xuất, kinh doanh hà

THCL Năm 2015, trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, tình hình buôn bán vận chuyển hàng cấm, hàng lậu, sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, gian lận thương mại vẫn diễn biến hết sức phức tạp.

Xử lý nhiều vụ vi phạm

10 tháng đầu năm, Chi cục QLTT Đắk Lắk đã kiểm tra, xử lý 560 vụ kinh doanh trái pháp luật, thu nộp NSNN 3.211 triệu đồng. Trong đó, xử lý hành vi buôn lậu 81 vụ, nộp ngân sách 990 triệu đồng; tịch thu hàng hóa buôn lậu không rõ nguồn gốc xuất xứ gồm 9.914 bao thuốc lá ngoại, 337 lọ mỹ phẩm, 1200 bộ quần áo, 282 bình gas, 850 bóng đèn điện, 125 đồng hồ; xử lý 84 vụ kinh doanh hàng giả, nộp ngân sách 845 triệu đồng; tịch thu hàng giả, hàng kém chất lượng gồm 2.698 chai sữa hiệu Ensure, 203 chai thuốc thú y, 92 hộp thuốc các loại, 57 gói bánh kẹo, 283 mũ bảo hiểm…; xử lý 395 vụ gian lận thương mại và các vi phạm khác, nộp ngân sách 1.376 triệu đồng.

So cùng kỳ năm 2014, số vụ phát hiện xử lý tăng 15 vụ (tăng 2%), số tiền xử phạt nộp NSNN tăng 158 triệu đồng (tăng 5,1%). Kết quả đạt được là nhờ sự nỗ lực của lực lượng QLTT Đắk Lắk trong công tác đấu tranh phòng chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại. Tuy nhiên, số liệu trên cũng cho thấy tình hình buôn lậu, kinh doanh trái phép trên địa bàn vẫn còn tồn tại và có xu hướng gia tăng.

Hoạt động buôn lậu với nhiều thủ đoạn ngày càng tinh vi - đã gây khó khăn cho các lực lượng kiểm tra kiểm soát, hàng hóa ngoại nhập không rõ nguồn gốc xuất xứ thẩm lậu vào thị trường nội địa, rồi được bày bán xen lẫn với các loại hàng hóa hợp pháp khác nên rất khó phát hiện. Hàng nhập lậu chủ yếu tập trung vào các nhóm hàng kim khí điện máy, điện tử, đồng hồ, mắt kính, giày dép, quần áo. Tại các điểm kinh doanh cố định, hàng hóa có hóa đơn chứng từ hợp pháp thường được trưng bày làm mẫu ở các quầy hàng ở phía truốc, hàng lậu được cất giấu trong các kho chứa hàng riêng ở phía sau để tránh sự kiểm tra kiểm soát của lực lượng chức năng, khi khách hàng có nhu cầu, hàng lậu mới được đem ra tiêu thụ, hàng hóa mua bán trao tay “chui“ không giấy tờ, hóa đơn gây thất thu cho NSNN.

Riêng đối với thuốc lá điếu nhập lậu, việc kiểm tra xử lý cũng còn gặp nhiều khó khăn, thách thức. Thuốc lá điếu thẩm lậu vào thị trường nội địa qua các tỉnh có đường biên giới với Campuchia. Từ đó, các ổ nhóm buôn lậu vận chuyển thuốc lá bằng các phương tiện vận tải hành khách, thuốc lá được chia thành từng túi nhỏ, cất giấu, trà trộn chung với hàng hóa của hành khách để tránh sự kiểm soát của lực lượng chức năng, khi bị phát hiện, đối tượng buôn lậu thuốc lá thường bỏ trốn để lại hàng hóa vô chủ, gây khó khăn cho công tác xử lý. Song với quyết tâm cao, kết quả 10 tháng đầu năm, lực lượng QLTT Đắk Lắk đã kiểm tra, xứ lý tịch thu, tiêu hủy 9.914 bao thuốc lá ngoại nhập lậu.

Công tác kiểm tra hàng giả cũng còn nhiều hạn chế, do chưa có thiết bị hổ trợ để kiểm tra nhanh chất lượng hàng hóa, không có mẫu hàng thật để đối chứng với hàng giả. Bên cạnh đó, sự phối hợp chống hàng giả giữa nhà sản xuất với lực lượng chức năng có lúc còn chưa đồng bộ và chưa kịp thời, các vi phạm về sở hữu trí tuệ đều mang tính phức tạp, phải trưng cầu giám định, trong khi đó chi phí giám định cao, thời gian giám định dài, vì thế trong quá trình xử lý còn gặp nhiều lúng túng, khó khăn. Tuy vậy, công tác kiểm tra hàng giả và hàng kém chất lượng luôn được quan tâm thường xuyên, trong năm 2015 Chi cục cũng đã xây dựng nhiều chuyên đề kiểm tra hàng giả, xử lý nhiều vụ kinh doanh hàng giả có quy mô lớn trên địa bàn.

Những nhiệm vụ đặt ra

Tại cuộc họp sơ kết công tác đấu tranh phòng chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại 9 tháng năm 2015, Ban Chỉ đạo 389 Đắk Lắk đánh giá: Trong nền kinh tế hội nhập, hàng trong nước tiếp tục chịu sức ép cạnh tranh gay gắt từ hàng nhập ngoại, cùng với tâm lý sính hàng ngoại của một bộ phận người tiêu dùng, đặc biệt là dân cư vùng nông thôn quan tâm chủ yếu đến yếu tố giá rẻ và mẫu mã bắt mắt đã tạo nhu cầu cho hàng lậu, hàng giả có cơ hội thẩm lậu vào thị trường nội địa.

Ngoài ra, việc đấu tranh ngăn chặn tình trạng buôn lậu, sản xuất mua bán hàng giả, gian lận thương mại vẫn chưa đạt hiệu quả cao so với diễn biến thực tế trên thị trường còn do chưa xây dựng được nhiều cơ sở báo tin đáng tin cậy. Công tác tuyên truyền vận động để mọi người dân đều có ý thức chấp hành pháp luật về thương mại chưa được đẩy mạnh tương ứng. Sự phối hợp chống hàng giả giữa nhà sản xuất với lực lượng chức năng có lúc còn chưa đồng bộ và kịp thời.

Phát biểu tại cuộc họp Ban 389 Đắk Lắk, nhiều cán bộ lãnh đạo của các cơ quan có chức năng chống buôn lậu như Công an, Hải quan, QLTT cũng nêu ra một số tồn tại hạn chế như sự phối hợp giữa các ngành chức năng, giữa các địa phương với nhau còn chưa chặt chẽ và thiếu đồng bộ. Chưa xây dựng được cơ chế phối hợp cụ thể trên các tuyến và địa bàn trọng điểm. Công tác phối hợp trao đổi thông tin chuyên môn nghiệp vụ giữa các lực lượng, các cơ quan tham mưu còn hạn chế, chưa chủ động và thiếu thường xuyên.

Từ thực tế đó, để kiểm soát hành vi buôn bán vận chuyển hàng cấm, hàng lậu, ngăn chặn hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng trên địa bàn Đắk Lắk trong thời gian tới đạt hiệu quả cao, các lực lượng chức năng nói chung, lực lượng QLTT nói riêng cần thực hiện tốt một số nhiệm vụ: Triển khai thực hiện nghiêm túc Nghị quyết 41/NQ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ về đẩy mạnh công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong tình hình mới; Văn bản số 1131/QLTT-TH ngày 15/7/2015 của Cục Quản lý thị trường về việc mở các đợt cao điểm đấu tranh chống buôn lậu, sản xuất, kinh doanh hàng giả; Văn bản số 1911/UBND-TCTM ngày 25/3/2015 của UBND tỉnh Đắk Lắk về tăng cường công tác quản lý và bình ổn giá cả thị trường.

Cần tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật bằng nhiều hình thức như phát tờ rơi, đưa thông tin qua các phương tiện truyền thông, xây dựng trang chuyên mục trên đài truyền hình địa phương nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật thương mại của mọi thành phần kinh tế trong xã hội; thực hiện tốt công tác dự báo tình hình cung cầu hàng hóa, giá cả các mặt hàng thiết yếu phục vụ sản xuất và sinh hoạt của nhân dân, chủ động sẵn sàng đối phó với mọi tình huống xấu của thị trường; tăng cường kiểm tra nhóm hàng hóa thường bị các đối tượng gian lận trong đo lường như xăng dầu, khí dầu mỏ hoá lỏng, thuốc tân dược, phân bón, vật liệu xây dựng;

Mặt khác, kiểm tra nhóm mặt hàng thuộc danh mục bình ổn giá, việc thực hiện các quy định pháp luật về giá như niêm yết giá và bán theo giá niêm yết, ổn định thị trường, ngăn chặn kịp thời các hành vi đầu cơ, găm hàng, ép giá; quan tâm thường xuyên đến công tác kiểm tra hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, hàng hóa không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Chủ động đối phó với những hiện tượng thường xảy ra vào cuối năm và các dịp lễ tết như vận chuyển, buôn bán các mặt hàng pháo nổ, thuốc lá, gia súc gia cầm nhiễm bệnh, đầu cơ găm hàng tăng giá, tạo cơn sốt ảo để trục lợi bất chính.

Lực lượng QLTT Đắk Lắk kiến nghị Chính phủ sớm sửa đổi, bổ sung Nghị định 163/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 về “xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phân bón”; Nghị định 71/2014/NĐ-CP ngày 21/7/2014 của Chính phủ “về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh và bán hàng đa cấp “theo hướng quy định lực lượng QLTT có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, nhằm nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại ở địa phương.

Trần Văn Hiền

Tin mới

Xử phạt hành chính 9 cơ sở y tế tư nhân tại Hà Tĩnh
Xử phạt hành chính 9 cơ sở y tế tư nhân tại Hà Tĩnh

Sở Y tế Hà Tĩnh vừa công bố kết luận kiểm tra việc tuân thủ các quy định pháp luật về hoạt động khám bệnh, chữa bệnh, và cung cấp dịch vụ y tế tại các cơ sở y tế tư nhân trên địa bàn tỉnh.

Bắt Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc vì liên quan đến Nguyễn Văn Hậu
Bắt Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc vì liên quan đến Nguyễn Văn Hậu

Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an khởi tố, bắt giam ông Nguyễn Văn Khước, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc để điều tra hành vi nhận tiền của Nguyễn Văn Hậu.

Bắt khẩn cấp 3 đối tượng trong đường dây đánh bạc qua mạng lên đến 50 tỷ đồng
Bắt khẩn cấp 3 đối tượng trong đường dây đánh bạc qua mạng lên đến 50 tỷ đồng

Ba đối tượng ở Đà Nẵng móc nối hình thành đường dây tổ chức đánh bạc, đánh bạc qua mạng bằng hình thức cá cược thể thao. Đến thời điểm bị bắt, các đối tượng đã giao dịch số tiền khoảng 50 tỷ đồng.

Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Trị: Phá đường dây tổ chức đưa người xuất cảnh trái phép
Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Trị: Phá đường dây tổ chức đưa người xuất cảnh trái phép

Ngày 23/4, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Quảng Trị cho biết, đơn vị vừa triệt phá đường dây tổ chức đưa người khác xuất cảnh trái phép sang Lào.

Điểm mặt loạt công trình trọng điểm thay đổi diện mạo khu Đông TP.HCM 2 năm tới
Điểm mặt loạt công trình trọng điểm thay đổi diện mạo khu Đông TP.HCM 2 năm tới

Hầu hết các dự án hạ tầng trọng điểm của TP.HCM đang và sắp triển khai trong giai đoạn 2024-2025 đều đi qua khu Đông. Điều này không chỉ mở toang kết nối, thúc đấy kinh tế phát triển mạnh mẽ mà còn thổi bùng làn sóng an cư và tăng giá bất động sản.

Hải Phòng tổ chức giám sát thực hiện các quy định, chính sách trong quản lý, phát triển công nghiệp Tràng Duệ
Hải Phòng tổ chức giám sát thực hiện các quy định, chính sách trong quản lý, phát triển công nghiệp Tràng Duệ

Sáng 23/4, Đoàn giám sát Chuyên đề của HĐND TP. Hải Phòng giám sát về việc thực hiện các quy định, cơ chế, chính sách trong quản lý, phát triển công nghiệp trên địa bàn thành phố tại KCN Tràng Duệ (huyện An Dương). Đồng chí Bùi Đức Quang, Ủy viên Thành ủy, Phó Chủ tịch HĐND TP. Hải Phòng chủ trì buổi giám sát. Cùng đi có đại diện lãnh đạo các Ban của HĐND thành phố và một số Sở, ngành liên quan.