Các dấu hiệu dị ứng thường gặp nhất
Dị ứng có thể biểu hiện triệu chứng tại một hoặc nhiều bộ phận trong cơ thể. Cụ thể các dấu hiệu nhận biết dị ứng phổ biến nhất gồm:
Chảy nước mũi, nghẹt mũi hoặc sổ mũi:
Nếu nước mũi chảy ra hoặc nghẹt vài phút sau khi bạn đi ra ngoài, đó có thể là tình trạng viêm mũi dị ứng. Tình trạng này xảy ra do niêm mạc mũi phản ứng quá mức với các hạt nhỏ li ti trong không khí (có thể từ khói bụi, bào tử nấm mốc, phấn hoa và các chất tẩy rửa) khi bạn hít thở.
Bên cạnh đó, sổ mũi cũng có thể là một dấu hiệu bị dị ứng điển hình ở đường hô hấp. Nếu sổ mũi xảy ra sau khi bạn dùng một loại thuốc mới khoảng 1 tiếng thì cũng có dấu hiệu cảnh báo bạn có thể dị ứng với loại thuốc này, cần sớm đến bệnh viện để được xử trí kịp thời.
Hắt xì hơi:
Hắt xì hơi là vấn đề sức khỏe thường gặp, đặc biệt khi thời tiết chuyển lạnh sang mùa đông. Tuy nhiên, hắt hơi cũng có thể là dấu hiệu khởi phát của dị ứng nặng với thực phẩm, trước khi các dấu hiệu dị ứng nghiêm trọng hơn xuất hiện sau đó. Nếu tiếp tục sử dụng thực phẩm gây dị ứng thì các lần sau có thể bạn không gặp tình trạng hắt hơi nữa, mà sẽ chuyển sang các phản ứng khác mạnh và dữ dội hơn.
Ngứa mắt kèm chảy nước mắt:
Đôi mắt của bạn bị ngứa hoặc chảy nước theo thời gian có thể là dấu hiệu dị ứng nhẹ với phấn hoa mùa xuân, bụi trong không khí hoặc cũng có thể là dấu hiệu dị ứng nghiêm trọng với thuốc điều trị. Phản ứng dị ứng này có thể xảy ra ngay lập tức hoặc sau vài ngày, thậm chí, kéo dài hơn là vài tuần sau đó.
Thay đổi nhịp thở:
Thay đổi nhịp thở có thể là dấu hiệu dị ứng nghiêm trọng với thực phẩm hoặc thuốc điều trị, thậm chí có thể là sốc phản vệ. Bạn có thể tự cảm nhận thấy một cơn thở khò khè hoặc đôi khi cảm thấy như mình không thể thở được. Vì thế, nếu cảm thấy nhịp thở của bạn bất thường, hãy tìm cách xử trí càng sớm càng tốt.
Nổi mề đay trên bề mặt da:
Cơ thể đột nhiên xuất hiện những cục u đỏ trên da kèm theo ngứa này là biểu hiện của tình trạng mày đay. Nguyên nhân có thể xảy ra bao gồm như dị ứng với thuốc, hóa chất, thực phẩm hoặc bất kỳ thứ gì khác.
Nổi mề đay có thể không nghiêm trọng nhưng nếu bạn bị nổi mề đay kèm theo các dấu hiệu khác như sưng môi hoặc thở khò khè, chúng có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn có thể bị dị ứng nặng hơn.
Phát ban trên da:
Phát ban trên bề mặt da có thể gây ra cảm giác ngứa, rát, đau, nóng, nổi mụn hoặc phồng rộp ở trên diện da tương đối rộng. Chúng là kết quả phổ biến của phản ứng dị ứng với lông những loại thú cưng, hóa chất, thức ăn, thuốc hoặc đồ trang điểm. Phát ban nhẹ có thể khỏi nhanh chóng khi được điều trị kịp thời hoặc tránh các tác nhân gây bệnh. Nhưng đó có thể là dấu hiệu ban đầu của sốc phản vệ, một phản ứng bị dị ứng nặng và nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng của bạn.
Rối loạn tiêu hóa:
Các dấu hiệu rối loạn tiêu hóa bao gồm tiêu chảy, táo bón, nôn mửa ngày càng nặng chỉ trong một thời gian ngắn có thể là dấu hiệu dị ứng thực phẩm. Chúng cũng là dấu hiệu của sốc phản vệ, vì vậy bạn không nên chủ quan, sớm đến bệnh viện để được xử trí kịp thời sẽ là giải pháp phù hợp với tình trạng này.
Sưng lưỡi hoặc môi:
Nếu miệng, môi hoặc lưỡi của bạn đột nhiên sưng lên mà không rõ lý do, đó có thể là hiện tượng phù mạch, một dấu hiệu của phản ứng dị ứng. Hiện tượng này không phải lúc nào cũng nghiêm trọng nhưng nếu vết sưng tấy khiến bạn cảm giác khó thở thì nó có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Hướng dẫn cách giảm tình trạng dị ứng an toàn, hiệu quả tại nhà
Tình trạng dị ứng nhẹ và mề đay có thể cải thiện tại nhà khi áp dụng một số giải pháp sau:
Tránh tiếp xúc với các yếu tố gây dị ứng: Thuốc điều trị (kháng sinh, aspirin, ibuprofen), khói bụi, lông động vật, phấn hoa, mủ cao su, thực phẩm mà người bệnh dị ứng, mỹ phẩm, hóa chất…
Giữ cơ thể mát mẻ: Người có cơ địa dị ứng cần mặc quần áo rộng rãi, thoáng, chất liệu cotton hút ẩm tốt, không dùng vải khô cứng dễ tổn thương.
Dùng dung dịch chống ngứa: Người bị dị ứng thường gãi nhiều dễ dẫn đến tổn thương da, do đó cần vệ sinh bằng các dung dịch giảm ngứa như bột yến mạch, baking soda, tắm nước mát,…
Dùng thuốc: Một số loại thuốc như thuốc kháng histamin, calamine (thuốc bôi ngoài da), cetirizine, loratadine, fexofenadine, benadryl có thể dùng để cải thiện tình trạng dị ứng rất tốt. Nhưng người bệnh chú ý không được tự ý hoặc lạm dụng trong thời gian dài mà chưa có chỉ định của bác sĩ.
Bổ sung vitamin và các dưỡng chất: Bổ sung rau, trái cây tươi, uống nhiều nước… giúp tăng sức đề kháng cho da, hạn chế nổi dị ứng.
Tham khảo sử dụng thêm các giải pháp từ thảo dược để cải thiện tình trạng dị ứng hiệu quả. Trong đó, hiệu quả nhất phải kể đến sự kết hợp của bộ 3 thành phần gồm:
+ Cao gan: Tăng cường chức năng gan cụ thể là tăng khả năng giải độc cho gan.
+ Cao nhàu: Điều hoà miễn dịch đồng thời tăng cường chức năng thải độc qua thận, cải thiện triệu chứng dị ứng, giúp giảm viêm, ngứa, mẩn đỏ.
+ L-carnitine fumarate: Tăng cường năng lượng tế bào, nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.
Hiện nay, 3 thành phần này đã được nghiên cứu và tối ưu công thức, kết hợp với công nghệ lượng tử hiện đại trong viên uống Phụ Bì Khang. Đây là sản phẩm đầu tiên trên thị trường có tác dụng cải thiện dị ứng mẩn ngứa từ nguyên nhân gốc, đó là tăng cường chức năng gan (giải độc), thận (thải độc) và năng lượng tế bào, điều hòa hệ miễn dịch cơ thể. Do vậy, sản phẩm có tác dụng cải thiện biểu hiện của bệnh như ngứa ngáy, mẩn đỏ, giúp tăng cường chất lượng cuộc sống tốt hơn. Bên cạnh đó, Phụ Bì Khang có nguồn gốc 100% tự nhiên rất thân thiện với cơ thể, dễ dung nạp nên có hiệu quả cao và an toàn khi sử dụng lâu dài để ngăn ngừa tái phát.
Đặc biệt hơn, sản phẩm Phụ Bì Khang đã được nghiên cứu tại Bệnh viện Da liễu TW, bệnh viện Da liễu TP. HCM và Đại học Y Hà Nội. Các nghiên cứu đều khẳng định hiệu quả vượt trội của sản phẩm Phụ Bì Khang trong việc hỗ trợ điều trị dị ứng, mẩn ngứa và ngăn ngừa tái phát.
Thảo Ngọc
*Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc!
*Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh!