Dị ứng cơ địa là gì?

Dị ứng cơ địa là bệnh mạn tính,  xảy ra do phản ứng quá mức của hệ thống miễn dịch khi gặp tác nhân “lạ”. Người bị dị ứng cơ địa dễ phát bệnh khi tiếp xúc với các tác nhân từ môi trường như: Ô nhiễm, khói bụi, thời tiết, thức ăn, vật nuôi… Các triệu chứng dị ứng có thể bùng phát ngay khi tiếp xúc hoặc sau vài tuần tùy thuộc vào mỗi người.

Dị ứng cơ địa ảnh hưởng trực tiếp đến da, nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như: Nhiễm trùng máu, viêm màng phổi, suy hô hấp,… Người bị dị ứng cơ địa thường tái phát nhiều lần, rất khó điều trị dứt điểm và ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, tâm lý và thẩm mỹ.

Dị ứng cơ địa là một phản ứng quá mức của hệ thống miễn dịch khi gặp tác nhân gây bệnh
Dị ứng cơ địa là một phản ứng quá mức của hệ thống miễn dịch khi gặp tác nhân gây bệnh

Nguyên nhân gây ra dị ứng cơ địa

Theo các chuyên gia. đến nay tình trạng dị ứng cơ địa vẫn chưa có nguyên nhân rõ ràng và có liên quan trực tiếp đến rối loạn miễn dịch. Bên cạnh đó các yếu tố rủi ro làm tăng nguy cơ khởi phát bệnh bao gồm:

Di truyền: Đây là yếu tố nguy cơ phổ biến nhất, cụ thể nếu các thành viên trong gia đình (ông bà, bố mẹ) có tiền sử mắc bệnh thì con cái họ sinh có khả năng bị bệnh cao hơn.

Hệ miễn dịch suy yếu: Khi hệ thống miễn dịch của cơ thể yếu, tạo điều kiện cho vi khuẩn, vi rút xâm nhập và tấn công gây bệnh. Vì vậy, khi hệ thống miễn dịch của bạn bị suy giảm sẽ rất dễ làm bùng phát các triệu chứng dị ứng cơ địa.

Căng thẳng, stress mãn tính: Thường xuyên căng thẳng rất dễ dẫn đến các bệnh dị ứng cơ địa. Nguyên nhân là do căng thẳng tác động trực tiếp lên đại thực bào và kích thích hệ thần kinh hoạt động. Ngoài ra, còn làm tăng sự mẫn cảm của hệ miễn dịch.

Dị ứng cơ địa do hệ miễn dịch suy yếu
Dị ứng cơ địa do hệ miễn dịch suy yếu

Những biểu hiện của dị ứng cơ địa

Biểu hiện của dị ứng cơ địa điển hình nhất là trên da, nghiêm trọng hơn có thể ảnh hưởng đến hô hấp và cả đường tiêu hóa. Cụ thể:

Da đỏ, phồng rộp, chảy dịch và nổi gồ lên.

Ngứa và sưng tại một số vị trí hoặc lan rộng toàn thân.

Trong trường hợp nặng, da có thể bị tổn thương, trầy xước, nhiễm trùng, biến chứng nguy hiểm.

Các triệu chứng khác: Ngứa mũi, hắt hơi thường xuyên, nghẹt mũi, buồn nôn, rối loạn tiêu hóa...

Tuy có biểu hiện ngoài da nhưng bệnh viêm da cơ địa không lây từ người này sang người khác, trừ trường hợp có liên quan đến virus, nấm.

Để chẩn đoán bệnh dị ứng da do cơ địa người bệnh cần đến các cơ sở y tế chuyên khoa thăm khám. Tại đây, bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán dựa trên các biểu hiện lâm sàng và xét nghiệm chất gây dị ứng trên da.

Dị ứng cơ địa gây ngứa ngáy mẩn đỏ
Dị ứng cơ địa gây ngứa ngáy mẩn đỏ

Phương pháp điều trị dị ứng cơ địa

Hiện nay, việc điều trị dị ứng cơ địa chủ yếu là phòng tránh tiếp xúc với tác nhân gây bệnh và cải thiện các triệu chứng. Trong đó, để kiểm soát triệu chứng, một số thuốc tân dược, các loại lá thuốc... Đặc biệt, xu hướng điều trị bệnh mạn tính được các chuyên gia khuyến cáo là nên dùng thảo dược hoặc sản phẩm có nguồn gốc thảo dược.

Thuốc tây y trị dị ứng cơ địa

Sử dụng thuốc tây y là phương pháp giúp cải thiện tình trạng dị ứng cơ địa một cách nhanh chóng. Tùy thuộc vào mức độ của bệnh mà các bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc điều trị phù hợp. Cụ thể:

Thuốc kháng histamin: Đây là một loại thuốc được sử dụng nhiều trong điều trị các bệnh về dị ứng. Thuốc kháng histamin có nhiều dạng như tiêm, nhỏ mắt, xịt mũi và viên nén. Thuốc này hoạt động bằng cách ức chế histamin dưới da. Từ đó làm giảm các triệu chứng của bệnh dị ứng cơ địa.

Thuốc chứa corticosteroid: Thuốc chứa corticosteroid giúp giảm viêm và giảm tình trạng ngứa do dị ứng cơ địa.

Thuốc chống tình trạng xung huyết: Thuốc thường được kê cho những bệnh nhân bị dị ứng cơ địa và các bệnh đường hô hấp trước đó có các triệu chứng liên quan đến đường hô hấp như hen suyễn.

Tuy nhiên, việc điều trị dị ứng cơ địa bằng việc sử dụng thuốc tây y không phải giải pháp tối ưu. Đặc biệt, nếu tùy tiện sử dụng thuốc, không tuân thủ chỉ định của bác sĩ khiến việc điều trị thất bại, suy giảm chức năng gan dẫn đến dị ứng cơ địa tái phát. Vì vậy, khi bị dị ứng cơ địa người bệnh nên đi khám để được bác sĩ kê đơn thuốc và liều lượng phù hợp.

Sử dụng thuốc tây để điều trị dị ứng cơ địa
Sử dụng thuốc tây để điều trị dị ứng cơ địa

Sử dụng thảo dược trị dị ứng cơ địa

Sử dụng các loại thảo dược cây nhà lá vườn cũng giúp giảm dị ứng cơ địa hiệu quả.

Lá khế: Người bệnh cần chuẩn bị khoảng 1 nắm lá khế (bạn nên chọn những lá khế tươi). Thực hiện như sau: Lá khế rửa sạch với nước muối rồi để ráo. Sau khi lá khế rửa sạch, bạn vò nhẹ rồi cho vào ấm đun nước. Đun sôi lá khế với khoảng 1 lít nước, sau đó pha với nước nguội để tắm sẽ giúp bạn cải thiện các triệu chứng ngoài da và giảm các triệu chứng ngứa ngáy tốt hơn.

Lá hẹ: Chuẩn bị 100g lá hẹ tươi, đem rửa sạch với muối và để ráo. Tiếp theo đun sôi khoảng 2-3l nước và cho lá hẹ đã cắt khúc vào. Đợi thêm 5-10 phút thì thêm chút muối hạt và tắt bếp. Đem phần nước này pha thêm nước lạnh đến đủ độ ấm thì dùng để tắm giúp làm dịu da, giảm mẩn đỏ dị ứng.

Phụ Bì Khang giải pháp thảo dược giúp cải thiện dị ứng cơ địa

Bệnh dị ứng cơ địa là bệnh mạn tính nên chuyên gia Da liễu khuyên mọi người chỉ nên uống thuốc chống dị ứng thời gian ngắn để giảm triệu chứng trước mắt và hạn chế tác dụng phụ. Trong khi sử dụng thuốc chống dị ứng, cần kết hợp uống song song sản phẩm Phụ Bì Khang.

Phụ Bì Khang với thành phần hoàn toàn từ thiên nhiên là cao nhàu, cao gan, L-carnitine fumarate được sản xuất theo công nghệ lượng tử (Quantum) giúp thu được hàm lượng hoạt chất cao nhất. Chính vì thế, Phụ Bì Khang có công năng ưu việt đánh mạnh vào 3 cơ chế gốc rễ gây dị ứng cơ địa từ gan, thận và hệ miễn dịch. Cụ thể:

Cao nhàu giúp thận thải độc ra ngoài cơ thể nhờ vậy mà tránh được nguy cơ độc tố tích tụ trong cơ thể gây dị ứng, ngứa ngáy.

Cao gan giúptăng cường chức năng giải độc, chuyển hóa của gan giúp loại bỏ những chất độc hại, giảm bớt nguy cơ ứ đọng các dị nguyên có khả năng gây dị ứng trong cơ thể.

L – Carnitine fumarate vừa điều hoà miễn dịch lại giúp tăng đề kháng. Nhờ vậy mà cơ thể có khả năng tự chống đỡ với các dị nguyên gây dị ứng cơ địa.

Phụ Bì Khang chứa cao nhàu, cao gan và L – Carnitine fumarate giúp cải thiện dị ứng cơ địa
Phụ Bì Khang chứa cao nhàu, cao gan và L – Carnitine fumarate giúp cải thiện dị ứng cơ địa

Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về dị ứng cơ địa. Để cải thiện dị ứng cơ địa hiệu quả bạn đừng quên uống Phụ Bì Khang- Sạch mề đay dịu ngay mẩn ngứa mỗi ngày nhé!

*Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh!

*Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc!

Anh Thư