Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Đấu tranh chống buôn lậu: Chưa được như kỳ vọng

Công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại (GLTM) và hàng giả đã thu được nhiều kết quả quan trọng, tạo chuyển biến tích cực; song vẫn chưa được như kỳ vọng, còn diễn biến phức tạp, khó lường. Đó là đánh giá chung của các đại biểu tại Hội nghị Sơ kết 6 tháng công tác đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2018 của Cục QLTT, diễn ra vừa qua.

 Thương hiệu & Công luận trích lược một số ý kiến xung quanh vấn đề này.

Đấu tranh chống buôn lậu: Chưa được như kỳ vọng - Hình 1

Cục trưởng Cục QLTT, Trịnh Văn Ngọc

Cục trưởng Cục QLTT, Trịnh Văn Ngọc:

Trách nhiệm người đứng đầu

Cục QLTT Kiến nghị: Chính phủ tiếp tục quan tâm bổ sung biên chế, kinh phí, trang thiết bị, trụ sở làm việc cho lực lượng QLTT để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao trong tình hình mới.

Các bộ, ngành phối hợp chặt chẽ với Bộ Công thương trong việc rà soát, sửa đổi, hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật để nâng cao hiệu quả công tác quản lý và xử lý vi phạm hành chính của lực lượng QLTT.

Các bộ, ngành, UBND cấp tỉnh chỉ đạo các lực lượng chức năng tại các tỉnh biên giới tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, ngăn chặn hàng hóa nhập lậu từ biên giới vào nội địa.

Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan sớm hoàn thành tổng kết Luật xử lý vi phạm hành chính và đề xuất sửa đổi, bổ sung khắc phục những hạn chế, bất cập trong thực tiễn áp dụng các quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính.

Đề cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu; xem xét, xử lý trách nhiệm người đứng đầu, lãnh đạo, cơ quan chức năng và công chức trực tiếp quản lý địa bàn nếu để xảy ra buôn lậu, GLTM hàng giả, vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm phức tạp.

Đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, ký cam kết không buôn bán, vận chuyển hàng cấm, hàng nhập lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng vi phạm ATTP cho các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động thương mại trên thị trường. 

Đấu tranh chống buôn lậu: Chưa được như kỳ vọng - Hình 2

Chi cục trưởng Chi cục QLTT Hà Nội, Chu Xuân Kiên

Chi cục trưởng Chi cục QLTT Hà Nội, Chu Xuân Kiên:

Còn lỗ hổng pháp luật

Thủ đoạn kinh doanh hàng cấm, hàng lậu, hàng giả ngày càng tinh vi. Các đối tượng sản xuất hàng giả thường thay đổi địa điểm sản xuất để che giấu cơ quan chức năng. Khi bị phát hiện, một số đối tượng có biểu hiện manh động, chống đối, gây nguy hiểm cho lực lượng thực thi.

Hiệu quả công tác chống hàng giả, vi phạm Sở hữu trí tuệ phụ thuộc vào việc sản xuất, kinh doanh của DN; còn một số DN chưa quan tâm đến việc chống hàng giả, che giấu thông tin về các sản phẩm của mình bị làm giả, gây khó khăn cho việc điều tra, xử lý; việc phối hợp giữa chủ sở hữu nhãn hiệu với cơ quan chức năng chưa thường xuyên.

Tình trạng chào bán hàng giả, hàng cấm, hàng lậu trên các trang thương mại điện tử, mạng xã hội có xu hướng gia tăng và tiềm ẩn nhiều phức tạp, ảnh hưởng đến niềm tin NTD.

Công tác phối hợp, trao đổi thông tin giữa các lực lượng chức năng trong và ngoài ngành và các địa phương khác ở một số nơi, một số thời điểm còn hạn chế, chưa tin tưởng lẫn nhau, dẫn đến hiệu quả công tác đấu tranh chưa cao. Thông tin, dự báo về hàng lậu, hàng giả, vi phạm Sở hữu trí tuệ còn yếu và thiếu về đầu mối và chất lượng thông tin.

Hệ thống văn bản pháp luật thiếu sự ổn định, thống nhất. Chế tài xử lý chưa đủ mạnh, chưa đủ sức răn đe...

Đấu tranh chống buôn lậu: Chưa được như kỳ vọng - Hình 3

Chi cục trưởng Chi cục QLTT Lạng Sơn, Nguyễn Văn Trường

Chi cục trưởng Chi cục QLTT Lạng Sơn, Nguyễn Văn Trường:

Tăng cường chống buôn lậu

Cần xem xét, sửa đổi quy định pháp luật về hóa đơn, chứng từ đối với hàng hóa sản xuất ngoài Việt Nam lưu thông trên thị trường chặt chẽ hơn. Tạo sự thống nhất giữa các cơ quan chức năng, giữ các địa phương trong việc kiểm tra, xử lý vi phạm.

Đẩy mạnh việc tham mưu cho BCĐ 389 các cấp tăng cường chỉ đạo về công tác chống buôn lậu, GLTM và hàng giả, cụ thể:

Trên tuyến biên giới: Lực lượng Hải quan chủ trì phối hợp với bộ đội biên phòng tiếp tục duy trì chốt chặt tại các đường mòn khu vực biên giới để kiểm tra, kiểm soát việc xuất nhập cảnh, vận chuyển hàng lậu qua biên giới.

Khu vực nội địa: Lực lượng QLTT chủ trì phối hợp với lực lượng công an kiểm tra, xử lý các đối tượng vận chuyển hàng hóa nhập lậu trên các tuyến đường giao thông và các điểm kinh doanh lớn trên địa bàn.

Đấu tranh chống buôn lậu: Chưa được như kỳ vọng - Hình 4

 Chi cục trưởng Chi cục QLTT TP. Hồ Chí Minh, Phan Hoàn Kiếm

Chi cục trưởng Chi cục QLTT TP. Hồ Chí Minh, Phan Hoàn Kiếm:

Xử lý nghiêm vi phạm

Để đạt hiệu quả trong công tác kiểm tra, xử lý vi phạm trong hoạt động sản xuất, kinh doanh các mặt hàng dược phẩm, mỹ phẩm, TPCN..., kiến nghị Chính phủ:

Sớm ban hành các quy định xử phạt đối với các hành vi: Sản xuất mỹ phẩm nhưng không có GCN đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm theo quy định tại Nghị định số 93/2016/NĐ-CP, ngày 1/7/2016 của Chính phủ và sử dụng nguyên liệu không có hóa đơn, chứng từ; không rõ nguồn gốc xuất xứ; nguyên liệu đã hết hạn sử dụng; nguyên liệu không bảo đảm chất lượng để sản xuất mỹ phẩm.

Sớm ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung để khắc phục những thiếu sót được quy định tại khoản 3 và khoản 5 Điều 31 Nghị định số 119/2017/NĐ-CP, ngày 1/11/2017 của Chính phủ và điểm c khoản 1 Điều 21 Nghị định số 185/2013/NĐ-CP, ngày 15/11/2013 của Chính phủ nhằm bảo đảm việc xử lý đối với các hành vi vi phạm về kinh doanh các mặt hàng dược phẩm, mỹ phẩm, TPCN, dược liệu, vị thuốc y học cổ truyền và thuốc lá được xử lý triệt để và nghiêm khắc như: Đối với hàng hết hạn, không rõ nguồn gốc, xuất xứ phải được tịch thu hoặc buộc tiêu hủy; đối với hàng gắn nhãn hàng hóa giả phải nộp lại số lợi bất hợp pháp thu được do thực hiện hành vi vi phạm.

Đấu tranh chống buôn lậu: Chưa được như kỳ vọng - Hình 5

Chi Cục trưởng Chi cục QLTT Lâm Đồng, Kiều Xuân Việt

Chi Cục trưởng Chi cục QLTT Lâm Đồng, Kiều Xuân Việt:

Kiến nghị sửa đổi NĐ119

Các bộ, ngành Trung ương và địa phương cần xem xét công tác phòng, chống phân bón, thuốc bảo vệ thực vật giả, kém chất lượng là nhiệm vụ quan trọng; tập trung rà soát, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật; văn bản hướng dẫn chế tài trong công tác kiểm tra, xử lý vi phạm liên quan đến phân bón, thuốc bảo vệ thực vật.

Kiến nghị Chính phủ sửa đổi Nghị định 119/2017/NĐ-CP, ngày 1/11/2017 của Chính phủ theo hướng xử lý vi phạm hành chính liên quan đến chất lượng hàng hóa căn cứ vào số lượng hàng hóa vi phạm.

Bộ KH&CN có Thông tư hướng dẫn chi tiết, cụ thể Nghị định 119/2017/NĐ-CP, ngày 1/11/2017 của Chính phủ.

Tỉnh ủy Lâm Đồng sớm có chỉ đạo về mặt chủ trương tăng cường quản lý sâu rộng đến các cấp ủy địa phương; tuyên truyền đến nông dân và các đại lý kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật theo đúng các quy định của pháp luật.

Phân cấp rõ ràng việc quản lý, kiểm tra, xử lý đối với các đối tượng sản xuất, kinh doanh phân bón giữa ngành nông nghiệp và ngành công thương. Đặc biệt là lực lượng QLTT theo Nghị định 108/2017/NĐ-CP, ngày 20/9/2017 của Chính phủ về quản lý phân bón...

Nguyễn Kiên (Thực hiện)

Bài liên quan

Tin mới

Những trái tim ngành y về Lào Cai lan tỏa yêu thương
Những trái tim ngành y về Lào Cai lan tỏa yêu thương

Trong thời gian qua, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đã cử nhiều đoàn bác sĩ nội trú về huyện nghèo, vùng sâu, vùng xa thuộc tỉnh Lào Cai nhằm tạo cơ hội cho người dân tại đây được tiếp cận các dịch vụ y tế có chất lượng ngày một tốt hơn, hạn chế chuyển tuyến không cần thiết, góp phần giảm quá tải ở các bệnh viện tuyến trên.

Phát huy vai trò nền kinh tế kết nối, động lực tăng trưởng dựa vào xuất khẩu
Phát huy vai trò nền kinh tế kết nối, động lực tăng trưởng dựa vào xuất khẩu

Triển vọng thương mại toàn cầu năm 2024 vẫn rất bấp bênh, nền kinh tế nước ta vẫn phải đối mặt với những khó khăn thách thức không hề nhỏ. Vì vậy, năm 2024, cần phát huy vai trò nền kinh tế kết nối, động lực tăng trưởng dựa vào xuất khẩu.

Công nghệ Viễn thông Sài Gòn lên kế hoạch lợi nhuận tham vọng tăng 490,5% trong năm 2024
Công nghệ Viễn thông Sài Gòn lên kế hoạch lợi nhuận tham vọng tăng 490,5% trong năm 2024

Công ty CP Công nghệ Viễn thông Sài Gòn (Saigontel, mã SGT - sàn HOSE) công bố tài liệu Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024. Đại hội diễn ra ngày 19/4/2024 tại TP.HCM.

Sản xuất công nghiệp quý I tăng 6,18% so với cùng kỳ năm trước
Sản xuất công nghiệp quý I tăng 6,18% so với cùng kỳ năm trước

Theo thông tin từ Bộ Công Thương, sản xuất công nghiệp trong quý I/2024 tiếp tục khởi sắc với giá trị tăng thêm toàn ngành ước tính tăng 6,18% so với cùng kỳ năm trước, đóng góp 2,02 điểm phần trăm vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế.

Đầu tư phát triển đa Quốc gia I.D.I đặt mục tiêu lợi nhuận tăng trưởng 213%
Đầu tư phát triển đa Quốc gia I.D.I đặt mục tiêu lợi nhuận tăng trưởng 213%

Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Đa Quốc gia I.D.I (mã chứng khoán IDI) vừa công bố tài liệu Đại hội đồng cổ đông thường niên với kế hoạch dự kiến chi trả cổ tức năm 2022 và năm 2023 tỷ lệ 20% bằng cổ phiếu.

Ông Nguyễn Hoài Anh làm Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận
Ông Nguyễn Hoài Anh làm Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận

Ông Nguyễn Hoài Anh, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Bình Thuận được Bộ Chính trị chuẩn y giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận nhiệm kỳ 2020-2025.