Ảnh minh họa
Các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 19/21 ngành trong hệ thống phân ngành kinh tế quốc dân, trong đó lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm tỷ trọng cao nhất với 175,57 tỷ USD, chiếm 59,3% tổng vốn đầu tư, tiếp theo là các lĩnh vực kinh doanh bất động sản với 52,58 tỷ USD (chiếm 17,48% tổng vốn đầu tư), sản xuất, phân phối điện, khí nước với 12,9 tỷ USD (chiếm 4,29% tổng vốn đầu tư).
Tính đến tháng 3/2017 đã có 116 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư vào Việt Nam, trong đó đứng đầu là Hàn Quốc với tổng vốn đăng ký 54 tỷ USD (chiếm 17,9% tổng vốn đầu tư). Nhật Bản đứng thứ hai với 42,49 tỷ USD (chiếm 14,1% tổng vốn đầu tư), tiếp theo lần lượt là Singapore và Đài Loan, Britishvirgin Island, Hồng Kông.
Đầu tư nước ngoài đã có mặt ở tất cả 63 tỉnh, thành phố trong cả nước, trong đó TP. Hồ Chí Minh vẫn là địa phương dẫn đầu trong thu hút FDI với 45,66 tỷ USD (chiếm 15,1% tổng vốn đầu tư), tiếp theo là Bình Dương với 28,2 tỷ USD (chiếm 9,4% tổng vốn đầu tư), Bà Rịa – Vũng Tàu với 27,2 tỷ USD (chiếm 9% tổng vốn đầu tư), Hà Nội với 26 tỷ USD (chiếm 8,6% tổng vốn đầu tư).
Một số dự án lớn được cấp phép trong Quý I như Dự án SamSung Display Việt Nam điều chỉnh tăng vốn đầu tư thêm 2,5 tỷ USD tại Bắc Ninh;
Dự án nhà máy Công ty TNHH Polytex Far Eastern (Việt Nam) do nhà đầu tư Đài Loan đầu tư tại Bình Dương với mục tiêu sản xuất sản phẩm xơ tổng hợp polyester điều chỉnh tăng vốn đầu tư thêm 485,8 triệu USD;
Dự án nước giải khát Coca-Cola Việt Nam tại Hà Nội điều chỉnh tăng vốn đầu tư 319,8 triệu USD.
Dự án Khu công nghiệp Việt Nam Singapore III, tổng vốn đầu tư 284,75 triệu USD do Singapore đầu tư tại Bình Dương với mục tiêu đầu tư, xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp.
Dự án nhà máy sản xuất Polyester và sợi tổng hợp Billion Việt Nam, tổng vốn đầu tư 220 triệu USD do nhà đầu tư Trung Quốc đầu tư tại Tây Ninh….
Đoàn Huế