Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Để hàng Việt mang hồn Việt!

"Hàng hóa Việt Nam" có thể được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau như hàng hóa có xuất xứ Việt Nam để hưởng ưu đãi thuế quan theo cam kết hội nhập kinh tế quốc tế. Hoặc hàng hóa có công đoạn sản xuất tại Việt Nam hay hàng hóa có thương hiệu của Việt Nam.

NTD rơi vào "ma trận"

Hiện tại, Việt Nam vẫn chưa có quy định về tiêu chí để hàng hóa được ghi nhãn sản xuất tại Việt Nam nên người tiêu dùng (NTD) trong nước không có căn cứ gì để phân biệt, kiểm chứng sản phẩm.

Vì vậy, Bộ Công thương cho rằng việc ghi nhãn sản xuất tại Việt Nam nên được áp dụng trên nguyên tắc tự nguyện, tự kê khai. Việc ghi nhãn này dựa trên nguyên tắc chứng minh được đáp ứng tiêu chí như hàng hóa trải qua công đoạn sản xuất, gia công có phát sinh giá trị tại Việt Nam.

Để hàng Việt mang hồn Việt! - Hình 1

Nhiều mặt hàng của Sunhouse ghi "made in China" tại kệ siêu thị 

Tuy nhiên, mới đây thị trường đã ghi nhận nhiều doanh nghiệp (DN) Việt làm ngược với tiêu chí mà Bộ Công thương đề ra. Cụ thể, vụ Asanzo là “hàng Trung Quốc đội lốt Việt Nam” đang được dư luận đặc biệt quan tâm, nhất là những NTD đặt trọn tin yêu vào những sản phẩm hàng Việt Nam chất lượng cao. Ngay sau đó, lại xuất hiện nhiều sản phẩm của thương hiệu Sunhouse cũng bày bán hàng tràn lan hàng Việt Nam chất lượng cao nhưng lại ghi hàng xuất xứ từ Trung Quốc.

Tại các siêu thị lớn ở Hà Nội, hàng loạt sản phẩm từ nồi cơm điện, máy làm mát không khí, máy xay sinh tố, ấm siêu tốc,… của Sunhouse đều ghi xuất xứ từ các nước bên ngoài Việt Nam.

Tuy nhiên, điều khó hiểu là, trên hầu hết sản phẩm đều có ghi rõ xuất xứ từ Trung Quốc nhưng kèm thêm dòng chữ “Sản phẩm được kiểm soát chất lượng bởi chuyên gia Sunhouse Hàn Quốc” hoặc “Sunhouse thương hiệu gia dụng, nhà bếp hàng đầu Việt Nam” hoặc “Sunhouse thương hiệu hàng đầu đến từ Hàn Quốc”.

Cách ghi nhãn quá ôm đồm của thương hiệu này khiến NTD cũng bị "rối loạn" không hiểu thực chất đây là sản phẩm của quốc gia nào?

Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, hiện nay, trên thị trường, rất nhiều DN đang làm ăn chân chính, họ xây dựng thương hiệu, đi lên đỉnh cao bằng chính đôi chân của mình. Nhưng ngược lại, đáng tiếc hơn cả là nhiều DNcũng đang đi theo lối "treo đầu dê bán thịt chó", không trung thực với khách hàng, làm ăn gian dối, nhập hàng kém chất lượng, gắn mác hàng Việt và bán với giá cao khiến lòng tin của NTD mất dần.

Bộ Công thương đã từng đưa ra nhận định, việc gian lận ghi nhãn sản xuất tại Việt Nam không những làm ảnh hưởng đến NTD mà còn có tác động đến sản xuất trong nước, làm giảm uy tín và tính cạnh tranh của hàng sản xuất tại Việt Nam.

Tăng cường chính sách hỗ trợ

Sau gần 10 năm thực hiện cuộc vận động“Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt”, đến nay NTD dần thay đổi thói quen mua sắm, tâm lý “sính ngoại” của một bộ phận người dân đã thay đổi, họ ngày càng hài lòng và hướng tới việc lựa chọn sử dụng hàng sản xuất trong nước.

Nhiều DN Việt đã và đang xây dựng niềm tin đối với khách hàng, thông qua công tác quản lý thị trường, đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng nhái, hàng không bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm.

Thời gian qua, các bộ ban ngành cùng Tổng cục Quản lý thị trường luôn theo dõi và hành động sát sao trong công tác chống hàng giả, hàng nhái, hành vi phạm sở hữu trí tuệ. Trả lời phỏng vấn của báo Thương hiệu và Công luận, ông Trần Hữu Linh - Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường cho biết: “Trong thời gian qua, lực lượng QLTT đã nỗ lực trong việc kiểm tra, kiểm soát, xử lý các vụ việc vi phạm trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, trong đó có những vụ việc về kinh doanh hàng giả, hàng cấm, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ…

NTD phải nâng cao sự hiểu biết của mình về nội dung của những sản phẩm mình đang có nhu cầu mua, nhu cầu sử dụng: giá, công dụng, tính năng, lợi ích,… Trong trường hợp nghi ngờ về người bán, sản phẩm hàng hoá trên mạng xã hội có dấu hiệu về việc kinh doanh hàng giả, hàng lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng cấm, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ cần phải tìm hiểu để thông tin đến chủ sở hữu; sàn giao dịch thương mại điện tử; cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan chức năng; chủ động tố giác các vi phạm để bảo vệ mình, những NTD khác và những nhà sản xuất, kinh doanh chân chính”- ông Linh đưa ra khuyến cáo.

Nhớ lại trước đây, trong tâm trí người tiêu dùng Việt chắc hẳn chưa thể quên được một loạt thương hiệu Việt được coi là vàng son như cao su Sao Vàng, xe đạp Thống Nhất, giày Thượng Đình, thuốc lá Thăng Long…Tuy nhiên, hiện tại họ đang đứng trước bờ vực của sự lụi tàn nếu không có những thay đổi đột phá trong chiến lược phát triển.

Chính vì vậy, nhiều năm qua Nhà nước, các hiệp hội luôn tổ chức nhiều chương trình xúc tiến thương mại, giao lưu các sản phẩm DN trong nước và ngoài nước để nâng tầm chất lượng, thúc đẩy tính cạnh tranh của hàng hóa Việt. Không những thế, thời gian sắp tới khi hai Hiệp định là EVFTA và IPA giữa Việt Nam và Liên minh EU có hiệu lực chính thức sẽ mang lại nhiều lợi ích cho các DN tại Việt Nam. Với hàng loạt điều khoản, thuế quan gần như là giảm, hỗ trợ từ các chuyên gia quốc tế trong đa ngành đa lĩnh vực…

Mới đây, để tăng cường thúc đẩy hàng hóa Việt Nam, lấy lại niềm tin cho NTD sau nhiều “sự cố” vừa qua, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc từng phát biểu, nhấn mạnh “không thể biến Việt Nam thành chỗ không phải hàng Việt Nam mà dán nhãn hàng Việt Nam”. Các bộ ngành, từng địa phương, DN thấy các vi phạm trong thương mại phải xử lý nghiêm, các địa phương như TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội càng làm mạnh vấn đề này.

Chính phủ đặc biệt quan tâm đến công tác đổi mới công nghệ để phát triển DN, nâng cao chất lượng sản phẩm Việt để “hàng Việt luôn mang hồn Việt”.

Thiết nghĩ, cần sớm hoàn thiện thể chế pháp lý về ghi nhãn sản xuất "Made in Viet Nam" để đáp ứng được yêu cầu của người tiêu dùng và thị trường, tránh sự rối loạn, khó hiểu. 

Trang Huyền- Trang Nguyễn

Bài liên quan

Tin mới

Điểm danh 6 địa điểm Hà Nội bắn pháo hoa kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
Điểm danh 6 địa điểm Hà Nội bắn pháo hoa kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Nhằm tạo không khí vui tươi, phấn khởi cho nhân dân Thủ đô nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, UBND TP. Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 124/KH-UBND tổ chức bắn pháo hoa kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).

Khoảng 150 gian hàng tham gia Lễ hội Bánh mì lần 2 năm 2024 tại TP. Hồ Chí Minh
Khoảng 150 gian hàng tham gia Lễ hội Bánh mì lần 2 năm 2024 tại TP. Hồ Chí Minh

Lễ hội Bánh mì Việt Nam lần 2 năm 2024 với chủ đề "Bánh Mì Việt Nam - Giá Trị Ẩm Thực Thế Giới" dự kiến có quy mô lớn hơn năm ngoái.

Xuất khẩu cá tra của Việt Nam sang thị trường UAE đạt hơn 7 triệu USD trong qúy I/2024
Xuất khẩu cá tra của Việt Nam sang thị trường UAE đạt hơn 7 triệu USD trong qúy I/2024

Qúy I/2024, xuất khẩu cá tra của Việt Nam sang thị trường UAE đạt hơn 7 triệu USD, tăng 67%  so với cùng kỳ năm ngoái.

Vĩnh Sơn - Sông Hinh (mã VSH - sàn HOSE) lãi quý I/2024 giảm 99,6%
Vĩnh Sơn - Sông Hinh (mã VSH - sàn HOSE) lãi quý I/2024 giảm 99,6%

CTCP Thuỷ điện Vĩnh Sơn - Sông Hinh (mã VSH - sàn HOSE) ghi nhận lãi quý I/2024 giảm 99,6%, về 1,77 tỷ đồng và chỉ hoàn thành 0,4% so với kế hoạch năm.

Lịch nghỉ lễ 30/4-1/5 của giáo viên, học sinh thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh
Lịch nghỉ lễ 30/4-1/5 của giáo viên, học sinh thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh

Sở GD&ĐT Hà Nội và Sở GD&ĐT TP. HCM vừa có văn bản về lịch nghỉ lễ 30/4 và 1/5 của giáo viên, học sinh.

Giá lúa gạo hôm nay 24/4: Giá gạo xuất khẩu quay đầu giảm từ 4 - 10 USD/tấn
Giá lúa gạo hôm nay 24/4: Giá gạo xuất khẩu quay đầu giảm từ 4 - 10 USD/tấn

Hôm nay 24/4, giá lúa gạo thị trường trong nước gạo điều chỉnh tăng với gạo và giữ ổn định với lúa, trong khi đó, giá gạo xuất khẩu quay đầu giảm với mức giảm từ 4 - 10 USD/tấn.  Hiện các thương lái hỏi mua lúa Hè Thu nhiều.