Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Đề xuất điều hành giá xăng dầu từ 10 ngày xuống 07 ngày

Bộ Công Thương đang lấy ý kiến về việc rút ngắn thời gian điều hành giá xăng dầu từ 10 ngày xuống còn 07 ngày. Cụ thể, kỳ công bố giá xăng dầu xuống 07 ngày. Thực hiện vào ngày cụ thể trong tuần.

Đây là điểm mới trong dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định 95/2021 và Nghị định 83/2013 về kinh doanh xăng dầu, đang được Bộ Công Thương lấy ý kiến.

Nghị định 95/2021 hiện quy định thời gian điều hành giá xăng dầu bán lẻ trong nước giữa hai kỳ là 10 ngày, vào các ngày 01, 11 và 21 hàng tháng. Cho rằng thời gian này "vẫn phù hợp, không phải là nguyên nhân thiếu hụt nguồn cung xăng dầu vừa qua", nhưng sau khi tham khảo ý kiến các bộ, ngành và doanh nghiệp, liên Bộ Công Thương - Tài chính vẫn đề xuất hai phương án thay đổi điều hành giá.

Phương án 1, giữ nguyên thời gian điều hành giá xăng dầu như hiện nay. 

Tức kỳ điều hành vẫn là 10 ngày một lần. Khi thị trường có biến động lớn, Thủ tướng chỉ đạo cơ quan điều hành về thời gian phù hợp diễn biến từng giai đoạn. 

Đề xuất 07 ngày công bố giá xăng một lần
Đề xuất 07 ngày công bố giá xăng một lần

Phương án 2, rút ngắn thời gian điều hành, công bố giá xăng dầu xuống 07 ngày, quy định vào một ngày cụ thể trong tuần.

Đối với phương án 1, Bộ Công Thương nêu ưu điểm là không làm ảnh hưởng tới kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp. Đồng thời, phương án này đảm bảo sự ổn định tương đối về giá xăng dầu để không ảnh hưởng tới điều hành vĩ mô, do xăng dầu là mặt hàng bình ổn giá.

Tuy vậy, nhược điểm của phương án này là khi giá thế giới vào giai đoạn tăng sẽ không phù hợp. Đặc biệt là những vấn đề gây ra khó khăn về nguồn cung xăng dầu chưa được giải quyết dứt điểm. Đơn cử như việc tính đúng, đủ chi phí, hỗ trợ doanh nghiệp có đủ nguồn lực tài chính... Vì vậy, việc sửa đổi điều hành giá được nêu ra. 

Với phương án 2, theo Bộ Công Thương phương án này đảm bảo giá xăng dầu trong nước biến động gần hơn với giá thế giới. Khi giá tăng sẽ được sự ủng hộ của các doanh nghiệp. 

Nhược điểm của phương án là không phù hợp với thời gian nhập khẩu xăng dầu (từ 10-15 ngày). Vì vậy, khi thị trường bất ổn với xu hướng bất lợi, kỳ điều hành quá ngắn sẽ ảnh hưởng tới kinh doanh. Doanh nghiệp cũng khó đoán định được giá trong nước khi nhập khẩu, nhất là khi chu kỳ giá đi xuống. 

So sánh hai phương án điều hành giá là 10 ngày và 07 ngày, Bộ Công Thương "chốt" đề xuất thời gian hai kỳ điều hành giảm từ 10 ngày xuống 07 ngày. Ngày điều hành sẽ vào thứ năm hằng tuần, không kể ngày nghỉ lễ nếu trùng vào ngày mùng 01, 02 và 03 tháng 01 âm lịch của Tết Nguyên đán.

Trường hợp thứ năm trùng vào những ngày từ mùng 01 đến 03 tháng 01 âm lịch, kỳ điều hành sẽ được chuyển sang ngày mùng 04.

Nêu lý do chọn phương án này, Bộ Công Thương cho rằng sẽ đảm bảo giá xăng dầu bám sát hơn với diễn biến giá xăng dầu trên thị trường thế giới. 

Việc điều hành kể cả vào ngày nghỉ lễ nhằm tránh việc giá có biến động lớn, ảnh hưởng tới quyền lợi người tiêu dùng hoặc doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu.

Thiên Trường (T/h)

Bài liên quan

Tin mới

ADB dành 23,6 tỷ USD hỗ trợ Châu Á và Thái Bình Dương phát triển bền vững
ADB dành 23,6 tỷ USD hỗ trợ Châu Á và Thái Bình Dương phát triển bền vững

Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) đã cam kết 23,6 tỷ USD từ nguồn vốn của mình trong năm 2023, bao gồm 9,8 tỷ USD cho hành động khí hậu, để giúp Châu Á và Thái Bình Dương đạt được tiến bộ về phát triển bền vững.

Lạng Sơn: Gặp mặt, kết nối tiêu thụ sản phẩm hợp tác xã tỉnh Lạng Sơn năm 2024
Lạng Sơn: Gặp mặt, kết nối tiêu thụ sản phẩm hợp tác xã tỉnh Lạng Sơn năm 2024

Ngày 25/4, UBND tỉnh Lạng Sơn tổ chức hội nghị gặp mặt, kết nối tiêu thụ sản phẩm hợp tác xã tỉnh Lạng Sơn năm 2024. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn Đoàn Thanh Sơn tham dự và chỉ đạo hội nghị.

Kon Tum thực hiện các giải pháp phòng, chống nắng nóng, hạn hán, thiếu nước
Kon Tum thực hiện các giải pháp phòng, chống nắng nóng, hạn hán, thiếu nước

UBND tỉnh Kon Tum đã ban hành Kế hoạch số số 1425/KH-UBND triển khai thực hiện các giải pháp phòng, chống nắng nóng, hạn hán, thiếu nước theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 11/CT-TTg ngày 01/4/2024.

Tìm hướng tháo gỡ khó khăn cho ngành da giày
Tìm hướng tháo gỡ khó khăn cho ngành da giày

Bước sang năm 2024, thị trường khởi sắc hơn, hoạt động sản xuất, xuất khẩu của các doanh nghiệp ngành da giày đã dần ổn định hơn. Tuy nhiên, xét về dài hạn, bên cạnh ưu thế về nguồn lao động có tay nghề cao, nếu ngành da giày không nâng cao năng lực nội sinh rất khó ứng phó với biến động thị trường cũng như giữ sức tăng trưởng bền vững cho ngành.

Phát hiện hộ kinh doanh tắm hơi nhưng tiếp nhận khách điều trị suy giãn tĩnh mạch
Phát hiện hộ kinh doanh tắm hơi nhưng tiếp nhận khách điều trị suy giãn tĩnh mạch

Tổ công tác đặc biệt của Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh vừa phát hiện một hộ kinh doanh chuyên tắm hơi, massage… nhưng lại quảng cáo là phòng khám thuộc hệ thống thẩm mỹ viện Hàn Quốc, chuyên điều trị giãn tĩnh mạch bằng công nghệ cao độc quyền.

Đồng Tháp phấn đấu có ít nhất 30 sản phẩm OCOP được công nhận mới trong năm 2024
Đồng Tháp phấn đấu có ít nhất 30 sản phẩm OCOP được công nhận mới trong năm 2024

UBND tỉnh Đồng Tháp đã ban hành Kế hoạch Triển khai thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) năm 2024.