Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Đề xuất quy định cho phép Hà Nội được vay nợ không có hạn mức trần

Dự thảo Luật Thủ đô sửa đổi đề xuất quy định cho phép Hà Nội được vay nợ không có hạn mức trần, có thể cao hơn so với Luật Ngân sách và Nghị quyết 115 của Quốc hội, nhưng việc kiểm soát mức dư nợ do Quốc hội quyết định...

Cụ thể, trong dự thảo Luật Thủ đô, quy định về tài chính ngân sách chủ yếu tại Điều 35 Điều 36 và các điều khoản khác, thể hiện việc sử dụng ngân sách các cấp của Thành phố để chi những khoản chi đặc thù, cao hơn hoặc ngoài quy định đã có của Trung ương ở các lĩnh vực…

Quy định tại Điều 35 được xây dựng trên cơ sở kế thừa các quy định hiện hành đồng thời được điều chỉnh, bổ sung có 02 nội dung mới, cụ thể:

Về mức vay nợ và bội chi ngân sách có 3 nội dung chính: Thành phố được vay thông qua phát hành trái phiếu chính quyền địa phương, vay từ các tổ chức tài chính trong nước, các tổ chức khác trong nước và từ nguồn trái phiếu Chính phủ phát hành không phụ thuộc vào hạn mức trần;

Dự thảo Luật Thủ đô sửa đổi đề xuất quy định cho phép Hà Nội được vay nợ không có hạn mức trần
Dự thảo Luật Thủ đô sửa đổi đề xuất quy định cho phép Hà Nội được vay nợ không có hạn mức trần (Ảnh minh hoạ).

Thành phố Hà Nội chịu trách nhiệm thực hiện đầy đủ, đúng hạn các nghĩa vụ liên quan đến khoản vay lại; Tổng mức vay và bội chi ngân sách thành phố Hà Nội hằng năm do Quốc hội quyết định.

Quy định này nhằm cho phép Hà Nội được vay nợ không có hạn mức trần, có thể cao hơn so với Luật Ngân sách (60%) và Nghị quyết 115 của Quốc hội. Nhưng việc kiểm soát mức dư nợ do Quốc hội quyết định và phải nằm trong khả năng trả nợ của Thành phố (do HĐND thành phố quyết định mức vay).

Điều này giúp Thành phố có cơ chế huy động nguồn vốn vay linh hoạt, chủ động, tập trung hơn, huy động nguồn lực tài chính đủ lớn để triển khai những nhiệm vụ chiến lược, trọng điểm trong từng thời kỳ.

Về tiền thu từ đất, theo khoản 5 Điều 35 Dự thảo, Ngân sách thành phố Hà Nội được giữ lại tối đa các khoản thu tiền sử dụng đất, tiền cho thuê đất thuộc thẩm quyền quản lý của Thành phố. Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định tỷ lệ điều tiết cụ thể phù hợp với mục tiêu sử dụng nguồn vốn trên cơ sở đề xuất của thành phố Hà Nội.

Hiện nay theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước, các địa phương đang được giữ lại 100% các khoản thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất. Tuy nhiên trong thời gian tới, thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, Luật Ngân sách nhà nước sẽ được sửa đổi và quy định tỷ lệ điều tiết, phân chia khoản thu này giữa trung ương và địa phương. Như vậy, quy định này nhằm ưu đãi, cho phép Thành phố được giữ lại “tối đa” các khoản thu từ đất, trên cơ sở hằng năm, Thủ tướng Chính phủ sẽ xem xét quyết định tỷ lệ điều tiết cụ thể (có thể cao hơn tỷ lệ theo quy định của Luật Ngân sách) nhằm giúp Hà Nội có thêm nguồn lực để phục vụ nhiệm vụ trọng điểm, cụ thể do Thành phố đề xuất; trong đó có cả việc chi cho di dời, hỗ trợ di dời các cơ quan, đơn vị, cơ sở của Trung ương và Thành phố theo quy hoạch.

Bên cạnh đó, Điều 36 của dự thảo Luật Thủ đô về sử dụng nguồn lực tài chính, ngân sách cho phát triển Thủ đô được xây dựng nhằm tạo thể chế thông thoáng, thuận lợi cho Thủ đô được linh hoạt, chủ động trong việc bố trí, sử dụng ngân sách để phục vụ cho đầu tư phát triển; khắc phục những vướng mắc của Luật Ngân sách, Luật Đầu tư công hiện hành.

Không chỉ kế thừa các quy định hiện hành, Điều 36 còn có những quy định mới, đặc thù nhằm khắc phục những vướng mắc hiện nay của Thành phố như: Quyết định nguồn vốn ngân sách để lập các loại quy hoạch: quy định này giúp Thành phố chủ động quyết định nguồn vốn đầu tư công hoặc nguồn vốn sự nghiệp để lập các quy hoạch.

Thành phố được quy định chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách mới hoặc cao hơn của Trung ương để thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an sinh xã hội, quốc phòng, an ninh và trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn Thủ đô, phù hợp với khả năng cân đối của ngân sách thành phố Hà Nội mà ngân sách trung ương không hỗ trợ.

Phương Thảo (t/h)

Bài liên quan

Tin mới

10 ứng cử viên Phó Thủ tướng được đề xuất trong chính phủ mới của Nga
10 ứng cử viên Phó Thủ tướng được đề xuất trong chính phủ mới của Nga

Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin đã đệ trình lên Duma Quốc gia (Hạ viện) các ứng cử viên cho các vị trí Phó Thủ tướng và các Bộ trưởng Liên bang, ngoại trừ một số vị trí đích thân do Tổng thống Nga đề xuất ứng cử viên, vào ngày 11/5.

Đề án phát triển thị trường carbon Việt Nam theo hướng nào?
Đề án phát triển thị trường carbon Việt Nam theo hướng nào?

Việc phát triển thị trường tín chỉ cacbon là một bước đi rất quan trọng trong thực hiện mục tiêu giảm phát thải ròng về 0 vào năm 2050, đồng thời tận dụng được lợi thế, năng lực Việt Nam để hình thành nguồn vốn nhằm tạo điều kiện thực thi mục tiêu đạt phát thải ròng về 0 vào năm 2050.

Bắc Giang: Chuyển hơn 27 ha rừng sản xuất sang mục đích khác để thực hiện 7 dự án
Bắc Giang: Chuyển hơn 27 ha rừng sản xuất sang mục đích khác để thực hiện 7 dự án

HĐND tỉnh Bắc Giang vừa ban hành Nghị quyết quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác để thực hiện 7 dự án.

Giả danh công an lừa đảo một phụ nữ hơn 15 tỷ đồng
Giả danh công an lừa đảo một phụ nữ hơn 15 tỷ đồng

Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT vừa đưa ra 3 cảnh báo về hình thức lừa đảo trực tuyến, trong đó có trường hợp đối tượng giả danh công an lừa đảo một phụ nữ hơn 15 tỷ đồng.

Hôm nay, diễn ra sự kiện Ngày Châu Âu tại Việt Nam vì môi trường sạch
Hôm nay, diễn ra sự kiện Ngày Châu Âu tại Việt Nam vì môi trường sạch

Việt Nam-EU: Chung tay vì một môi trường sạch là chủ đề của sự kiện Ngày Châu Âu tại Việt Nam sẽ diễn ra hôm nay, ngày 12/5, tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh với sự tham dự đông đảo của các đại biểu trong nước và quốc tế.

Nghệ An: Ban hành kế hoạch tăng trưởng xanh hướng đến phát triển bền vững
Nghệ An: Ban hành kế hoạch tăng trưởng xanh hướng đến phát triển bền vững

Tỉnh Nghệ An đã ban hành Kế hoạch hành động tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 – 2030 với mục tiêu hướng đến phát triển công nghiệp xanh, công nghiệp sạch để phát triển theo mô hình kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, và bền vững; thực hiện “xanh hoá” các lĩnh vực quan trọng như sản xuất, lối sống, tiêu dùng bền vững, chống biến đổi khí hậu.