Bộ Công Thương đề xuất tính giá điện theo 5 bậc thay vì 6 bậc như hiện hành
Bộ Công Thương cho biết, kịch bản xây dựng lần này dựa theo cơ cấu, sản lượng điện khách hàng sinh hoạt và giá bán lẻ điện năm 2018. Bộ Công Thương giải thích, việc này đảm bảo giá bán lẻ điện sinh hoạt bình quân giữ nguyên như tính toán cơ cấu tại Quyết định 28/2014 là 1.896,89 đồng/kWh.
Kịch bản 1: Sẽ thay thế cách tính bậc một từ 0-50 kWh đầu tiên thành 0-100 kWh đầu tiên với đơn giá giữ nguyên 1.549 đồng. Bậc thứ 2 sẽ từ 101-200 kWh với đơn giá 1.858 đồng, bậc 3 sẽ là 201-400 kWh có giá 2.340 kWh, bậc 5 là 401-700 kWh sẽ là 2.701 đồng, bậc cuối cùng là 701 kWh trở lên sẽ áp dụng 3.105 đồng.
Bộ Công Thương cho rằng ở kịch bản 1, mức tăng giá bán điện giữa các bậc hợp lý, đảm bảo số hộ dùng điện dưới 700 kWh một tháng (chiếm 92% tổng số hộ gia đình) không tăng hoặc giảm tiền điện khi áp dụng biểu giá mới. Nếu một hộ dùng điện từ 701 kWh trở lên, tiền điện một tháng phải trả tăng thêm là 29.000 đồng. Có khoảng 0,5 triệu hộ trong diện này, chiếm 1,8% tống số hộ.
Cách tính lại số bậc mới này sẽ không ảnh hưởng tới số ngân tiền ngân sách hỗ trợ cho hộ nghèo, hộ chính sách không thay đổi so với hiện hành.
Ở kịch bản 2, Bộ Công Thương đề xuất gộp bậc 1 và bậc 2 với giá điện giữ nguyên theo bậc 1 nhằm đảm bảo ngân sách hỗ trợ cho hộ nghèo, hộ chính sách. Phần doanh thu thiếu được bù vào bậc trên 700 kWh.
Đối với các hộ sinh hoạt có mức dùng điện 200-300 kWh một tháng (khoảng 3,6 triệu hộ) và từ 701 kWh một tháng trở lên (0,5 triệu hộ) phải trả tăng thêm 6.000 - 14.000 một tháng dẫ đến mức tăng giá giữa các bậc không đồng đều.
Sau khi tính toán, Bộ Công Thương đề xuất sử dụng phương án 1 trong điều hành giá điện. Theo Bộ này, hiện nhiều nước trên thế giới áp dụng giá điện theo bậc với giá điện các bậc tăng dần. Số liệu thu thập giá điện sinh hoạt các nước Mỹ, Hàn Quốc, Thái Lan và Lào cho thấy, tỷ lệ điện sinh hoạt bậc cao nhất so với bậc thấp nhất 1,65-3 lần.
Hằng Vương