Sẽ rút gọn biểu giá bán lẻ điện

Sáng 5/11, tại Hà Nội, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) tổ chức Hội thảo lấy ý kiến góp ý Đề án "Nghiên cứu cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện Việt Nam". 

Quang cảnh hội thảoQuang cảnh hội thảo

Tại hội thảo, trình bày Đề án Nghiên cứu cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện Việt Nam, PGS. TS Bùi Xuân Hồi (Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội), Chủ nhiệm Đề án chỉ ra rằng, biểu giá điện 6 bậc như hiện hành có phần quá chi tiết, khi cơ cấu tiêu dùng đã thay đổi nên có thể xem xét gộp lại để đơn giản quá trình tính toán.

Cơ cấu giá bậc thang hiện tại cũng không còn phản ánh phù hợp chi phí và chưa thực sự công bằng giữa các hộ tiêu dùng điện; mức giá thấp của các hộ sản xuất không khuyến khích đổi mới công nghệ, sử dụng hiệu quả tiết kiệm năng lượng...

Đặc biệt, giá điện 1 thành phần đơn giản nhưng ko phản ánh đúng chi phí người tiêu dùng gây ra cho hệ thống, không góp phần cải thiện hệ số sử dụng thiết bị, rủi ro cho ngành điện khi thu hồi chi phí cố định qua giá điện năng.

PGS.TS Hồi đã nêu 3 phương án tính giá điện sinh hoạt: Phương án 3 bậc thang (Bậc 1 từ 0 - 100 kWh/tháng; Bậc 2 từ 101 - 400 kWh/tháng; Bậc 3 từ 401 kWh/tháng trở lên); Phương án 4 bậc thang (Bậc 1 từ 0 - 100 kWh; Bậc 2 từ 101 - 300 kWh; Bậc 3 từ 301 - 600 kWh và bậc 4 từ 601 kWh trở lên); Phương án 5 bậc thang (Bậc 1 từ 0 - 100 kWh; Bậc 2 từ 101 - 200 kWh; Bậc 3 từ 201 - 400 kWh; Bậc 4 từ 401 - 700 kWh và Bậc 5 từ 701 kWh trở lên).

cơ cấu điẹn

Ông Bùi Xuân Hồi cho hay, cả 3 phương án trên đều không gây tác động nhiều đến hộ tiêu dùng, xã hội và doanh thu của Tập đoàn Điện lực Việt Nam giảm nhẹ. Mặc dù phương án 3 bậc triển khai thực tế sẽ đơn giản hơn 4 bậc và 5 bậc nhưng đây là phương án mà hộ sử dụng từ 101 - 200 kWh sẽ trả chi phí điện tăng nhiều nhất.

Tuy nhiên, ông Hồi đề xuất sử dụng phương án 5 bậc thang bởi phương án này phù hợp hơn cả với các mục tiêu định giá: Hộ tiêu dùng sử dụng từ 101-  200 kWh/tháng chịu tác động ít nhất trong 3 phương án; việc chia các bậc thang dùng nhiều điện chi tiết hơn cũng phù hợp hơn với đặc điểm tiêu dùng hiện nay; phương án 5 bậc thang sản lượng tiêu thụ cũng phù hợp với 5 bậc thang thu nhập của hộ gia đình.

"Người tiêu dùng tại bậc 1 sẽ phải trả thêm gần 2.800 đồng/tháng; bậc 2 sẽ trả thêm hơn 8.300 đồng/tháng. Trong khi đó ở các bậc tiêu dùng điện khác đều có mức trả thấp hơn từ 12.000 đến 189.000 đồng/tháng.

Phương án này không gây tác động đến chỉ số CPI vì tổng chi tiêu hộ sinh hoạt không tăng, có mức giảm nhẹ; tuy nhiên, chi tiêu hỗ trợ giá điện cho các hộ nghèo của Chính phủ sẽ tăng khoảng 5,7 tỷ đồng/tháng và doanh thu của EVN sẽ có mức giảm nhẹ", ông Hồi phân tích về phương án cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện theo 5 bậc.

gia ban điện
Theo ông Trần Đình Long, Phó Chủ tịch Hội Điện lực Việt Nam, giá bán lẻ điện có ý nghĩa rất quan trọng, ảnh hưởng tới các hộ tiêu thụ điện và tới doanh thu của doanh nghiệp điện lực.

Việc gộp các bậc trong biểu giá điện như đề xuất là hợp lý vì chênh lệch 2 bậc trong biểu giá 6 bậc cũ không quá nhiều. Đồng thời, việc lựa chọn phương án nhiều bậc (5 bậc thay vì 3 hay 4 bậc) cũng đảm bảo được ý đồ của biểu giá bậc thang: dùng càng nhiều, giá càng cao. Ngoài ra, cần phải cải tiến biểu giá bởi hiện nay, mức độ chênh lệch của bậc cao nhất và thấp nhất là chưa đủ mạnh để người sử dụng cảm nhận được “sức nóng” của dùng điện nhiều, từ đó có ý thức tiết kiệm, ông Long nói.

Luật hóa chu kỳ điều chỉnh giá

Theo Đề án nghiên cứu, hiện nay, cơ chế biểu giá có khoảng thời gian điều chỉnh là 1 năm. PGS. TS Bùi Xuân Hồi cho rằng, khoảng thời gian này hơi dài, chưa điều chỉnh theo thời gian (hoặc ít nhất chưa tuân thủ), tạo áp lực lớn cho các lần điều chỉnh.

Đề án cũng đề xuất “Cải tiến cơ chế biểu giá bán lẻ điện và luật hóa chu kỳ điều chỉnh giá”. Cụ thể, Đề án đưa ra Chu kỳ giá theo phương án 6 tháng/lần. Ngoài ra, luật hóa cơ chế điều chỉnh giá bằng các văn bản pháp lý của cấp có thẩm quyền công khai chu kỳ điều chỉnh giá.

hỏi điaạn hgia dienPGS. TS Bùi Xuân Hồi
Ông Bùi Xuân Hồi nêu rõ, thời điểm điều chỉnh có thể được lựa chọn theo mùa mưa, mùa khô, đồng thời tránh các thời điểm nhạy cảm, có sự thay đổi đột biết về sản lượng. Kỳ điều chỉnh giá đề xuất sẽ vào các ngày 1/3 và 1/9 hàng năm. Việc điều chỉnh giá cũng có thể diễn ra bất thường khi có sự biến động lớn về giá nhiên liệu trên thị trường quốc tế dẫn đến sự thay đổi đáng kể về chi phí sản xuất và mua điện.

Theo ông Long: “Thị trường thay đổi hàng ngày thì cần có chu kỳ điều chỉnh cho phù hợp, nếu không hiểu quy luật mà cho tăng giá điện thì tính theo cơ sở nào? Đề xuất một năm 2 lần điều chỉnh là hợp lý; như Thái Lan 1 năm 3 lần điều chỉnh và đưa vào luật”.

Ông Trần Văn Bình (Đại học Bách khoa Hà Nội) cho rằng, cần làm rõ các yếu tố đầu vào để minh bạch giá thành điện. Mỗi kỳ chỉ nên điều chỉnh với tỷ lệ nhỏ ở mức từ 3-5%, từ đó, các hộ tiêu dùng có thể điều chỉnh được hành vi sử dụng điện. Tránh việc điều chỉnh 1 lần nhưng giá điện tăng khá mạnh lên hơn 8% khiến người tiêu dùng phản ứng.

Theo các chuyên gia tại hội thảo, giai đoạn sắp tới với lộ trình cải tổ ngành điện, cần tiếp tục thực hiện các nghiên cứu dài hạn hơn các biểu giá mà nền tảng phải là biểu giá 2 thành phần (phần cố định và phần tiêu thụ) cho các đối tượng khách hàng, nghiên cứu áp dụng thử nghiệm và tiến tới thay thế biểu giá 1 thành phần  (giá sản xuất) cho các hộ tiêu dùng theo lộ trình phù hợp.

Bởi lẽ, hiện nay, giá điện vẫn là một thành phần đơn giản nhưng không phản ánh đúng chi phí người tiêu dùng gây ra cho hệ thống không góp phần cải thiện hệ số sử dụng thiết bị, rủi ro cho ngành điện khi thu hồi chi phí cố định qua giá điện năng...

 Hoan Nguyễn