Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Đến đầu năm 2024, nợ công giảm xuống chỉ còn 37%GDP

Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc, nợ công của Việt Nam được giữ ở mức bền vững, ổn định, các tổ chức xếp hạng tín nhiệm và tổ chức quốc tế đánh giá là bền vững và tạo dư địa để thực hiện các chính sách tài khóa mở rộng,…

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết thời gian qua nợ công của Việt Nam được giữ ở mức bền vững, ổn định, các tổ chức xếp hạng tín nhiệm và tổ chức quốc tế đánh giá là bền vững và tạo dư địa để thực hiện các chính sách tài khóa mở rộng, hợp lý khi cần thiết, đặc biệt là trong đợt bùng phát nghiêm trọng dịch COVID-19 vừa qua.

Cụ thể hơn, nếu như năm 2021 nợ công ở mức 43,1%GDP thì đến đầu năm 2024 nợ công giảm xuống chỉ còn 37%GDP, trong khi dư địa Quốc hội giao Chính phủ điều hành là 60%GDP. “Trên bình diện quốc tế, mức dư nợ này thấp hơn nhiều so với mức trung bình năm 2023 của các quốc gia có mức xếp hạng tín nhiệm BB là 52,8% GDP và BBB là 54,9% GDP, trong khi mức tín nhiệm của Việt Nam còn thấp hơn 1 bậc so với mức tín nhiệm BBB”, Bộ trưởng cho biết.

Cũng theo Bộ trưởng thì, thời gian qua, cơ cấu nợ được thực hiện tích cực. Trong đó, dư nợ trong nước tăng lên, chiếm khoảng 71% dư nợ Chính phủ. Nợ nước ngoài đang giảm dần trong cơ cấu vay của Chính phủ. Danh mục nợ nước ngoài hiện hành chủ yếu vẫn là các khoản vay kỳ hạn dài, lãi suất ưu đãi.

Điều này góp phần tăng tính bền vững nợ trước biến động tỷ giá của các ngoại tệ mạnh trên toàn cầu. Việc Tổ chức Xếp hạng Tín nhiệm Fitch nâng hạng Việt Nam từ mức BB lên mức BB+ vào tháng 12/2023 sau khi Tổ chức Moody’s và S&P nâng hạng Việt Nam từ Ba3 lên Ba2 và BB lên BB+ trong năm 2022 đều có dấu ấn từ kết quả củng cố tài khóa và kiểm soát nợ công.

Nếu như năm 2021 nợ công ở mức 43,1%GDP thì đến đầu năm 2024 nợ công giảm xuống chỉ còn 37%GDP. (Ảnh minh họa).
Nếu như năm 2021 nợ công ở mức 43,1%GDP thì đến đầu năm 2024 nợ công giảm xuống chỉ còn 37%GDP. (Ảnh minh họa).

Bộ trưởng cho rằng, với mức nợ thấp so với trần như hiện nay và cơ cấu nợ thuận lợi, Việt Nam còn khoảng dư địa lớn để huy động nợ công phục vụ các công trình hạ tầng thiết yếu và các công trình hạ tầng kiến tạo cho sự phát triển trong tương lai. Nhưng những công trình đó phải phát huy hiệu quả cao nhất và đóng góp cho sự phát triển của nền kinh tế ở mức tối đa.

Bộ trưởng nhấn mạnh: “Quan điểm của chúng tôi là chỉ vay khi trả được nợ và chỉ vay khi chúng ta thực hiện các công trình, dự án hiệu quả nhất để mang lại sự đột phá cho sự phát triển kinh tế đất nước”.

Trước tình hình trên, để quản lý nợ công theo hướng bền vững, Bộ Tài chính tiếp tục tăng cường giám sát, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán nợ công, công khai thông tin nợ công, không ngừng hoàn thiện khuôn khổ pháp lý quản lý nợ công. Đồng thời, nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng vốn vay công và cơ cấu lại nợ công, Bộ Tài chính đã linh hoạt, chủ động triển khai việc huy động vốn theo yêu cầu tiến độ giải ngân đầu tư công, theo hướng tăng các nguồn vay trong nước với lãi suất thấp, ưu đãi, thời gian vay dài, sử dụng vượt thu ngân sách để trả nợ gốc, giảm áp lực nợ công.

Việc vay mới chỉ triển khai sau khi đánh giá kỹ tác động đến an toàn nợ công và chỉ sử dụng cho các công trình có hiệu quả kinh tế cao, hiệu quả xã hội cao, chỉ vay trong khả năng trả nợ.

Ngoài ra, Bộ Tài chính cũng tích cực đẩy mạnh quảng bá nhà đầu tư, triển khai có hiệu quả việc xếp hạng tín nhiệm quốc gia, góp phần giảm chi phí huy động vốn vay của Chính phủ theo lộ trình cải thiện xếp hạng tín nhiệm quốc gia tới năm 2030. Từ năm 2021 đến nay, các tổ chức xếp hạng tín nhiệm liên tục nâng triển vọng tín nhiệm, nâng bậc tín nhiệm của Việt Nam. Đến nay, Việt Nam còn cách 2 bậc đối với thang điểm của tổ chức Moody’s và cách 1 bậc đối với thang điểm của tổ chức S&P và Fitch để đạt mức Đầu tư.

“Việc nâng bậc xếp hạng tín nhiệm của Việt Nam là điểm sáng cần ghi nhận, thể hiện sự đánh giá cao của cộng đồng quốc tế về các nỗ lực của Việt Nam trong việc xếp hạng tín nhiệm cũng như chỉ đạo, điều hành của Chính phủ về kinh tế vĩ mô, tài khóa, nợ công và ngân hàng-tiền tệ. Việc nâng bậc tín nhiệm sẽ tác động tích cực trở lại toàn bộ nền kinh tế và góp phần tạo thuận lợi cho Việt Nam trong huy động vốn trên thị trường với mức chi phí-rủi ro phù hợp”, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc nói.

Minh An(t/h)

Bài liên quan

Tin mới

Bộ tem đặc biệt Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ
Bộ tem đặc biệt Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

Mới đây, bộ tem đặc biệt "Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (1954 - 2024)" được phát hành...

Vai trò của khoa học và công nghệ trong ngành nước
Vai trò của khoa học và công nghệ trong ngành nước

Vai trò của khoa học và công nghệ trong ngành nước, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ giai đoạn 2021 - 2025...

Thành phố Nam Định khi mở rộng địa giới hành chính có 36 đơn vị hành chính cấp xã
Thành phố Nam Định khi mở rộng địa giới hành chính có 36 đơn vị hành chính cấp xã

Thành phố Nam Định khi mở rộng địa giới hành chính gồm 36 đơn vị hành chính cấp xã. Khu vực nội thị dự kiến có diện tích là 56,38km2 gồm các phường hiện hữu và khu vực dự kiến thành lập 4 phường.

Bao bì của sản phẩm nào phải thực hiện tái chế?
Bao bì của sản phẩm nào phải thực hiện tái chế?

Công ty bà Ngọc Anh (TPHCM) nhập khẩu và kinh doanh nguyên liệu, chất hỗ trợ chế biến, phụ gia thực phẩm. Công ty không đưa hàng tới người tiêu dùng, mà chỉ bán vào các công ty sản xuất, chế biến thực phẩm.

Hà Nội sắp triển khai 11 dự án hạ tầng giao thông trọng điểm
Hà Nội sắp triển khai 11 dự án hạ tầng giao thông trọng điểm

Sở GTVT Hà Nội vừa thông tin về công tác lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư, báo cáo nghiên cứu tiền khả thi 11 dự án đầu tư công trình giao thông sắp xây dựng trên địa bàn...

Bộ Công an yêu cầu rà soát, cung cấp thông tin, hồ sơ, tài liệu dự án
Bộ Công an yêu cầu rà soát, cung cấp thông tin, hồ sơ, tài liệu dự án

Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an yêu cầu UBND tỉnh Lâm Đồng, Quảng Ngãi, Đắk Nông, Đắk Lắk,... rà soát, cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến các dự án trồng, chăm sóc cây xanh, chỉnh trang đô thị.