Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Dịch tả lợn châu Phi: Tìm giải pháp khống chế

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT, Nguyễn Xuân Cường: “Để khống chế dịch tả lợn châu Phi, giải pháp cần thực hiện ngay hiện nay đó là áp dụng các biện pháp an toàn sinh học. Nếu chúng ta không vào cuộc quyết liệt, ráo riết, thì thiệt hại là rất lớn...

Dịch tả lợn châu Phi: Tìm giải pháp khống chế - Hình 1

Dịch tả lợn châu Phi, tìm giải pháp khống chế (Ảnh minh họa)

Theo Cục Thú y (Bộ NN&PTNT), tính đến ngày 17/3/2019, dịch tả lợn châu Phi xảy ra tại 223 xã, 54 huyện của 18 tỉnh, thành phố: Hưng Yên, Thái Bình, Hải Phòng, Thanh Hóa, Hà Nội, Hải Dương, Hà Nam, Hòa Bình, Điện Biên, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Ninh Bình, Nam Định, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Sơn La, Nghệ An và Bắc Ninh), tổng số lợn bệnh và tiêu hủy là gần 24.000 con.

Cục Thú y đã tổ chức lấy tổng cộng 2.929 mẫu giám sát (dương tính 1.310 mẫu), trong đó lấy từ các hộ có lợn bị bệnh là 1.881 mẫu (dương tính 1.299 mẫu), giám sát tại các hộ dân xung quanh những gia đình có lợn bị bệnh là 1.048 mẫu (dương tính 11 mẫu).

Theo Cục trưởng Cục Thú y Phạm Văn Đông, bệnh dịch tả lợn châu Phi chủ yếu xuất hiện tại các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, điều kiện vệ sinh và an toàn sinh học không tốt; hiện, chưa xuất hiện bệnh dịch tại các trang trại chăn nuôi tập trung quy mô lớn (đàn lớn nhất là 587 con đã buộc phải tiêu hủy tại Hải Phòng). Diễn biến bệnh dịch và nguy cơ tiếp tục được phát hiện ở nhiều địa phương khác trong thời gian tới là rất cao.

Tại Hội nghị bàn giải pháp khống chế và ngăn chặn bệnh dịch lây lan giữa cơ quan chức năng và những địa phương có dịch, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT, Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh: Bệnh dịch tả lợn châu Phi lan truyền phức tạp, khó kiểm soát triệt để, trong đó, 3 khu vực trọng điểm có nguy cơ đối mặt với bệnh dịch trong thời gian tới đó là Vùng đồng bằng sông Hồng (số lợn bệnh hiện đang ở mức cao); miền núi phía bắc và các tỉnh phía nam.

Hiện nay, không có vắc xin phòng bệnh hay thuốc điều trị, vì vậy, giải pháp an toàn sinh học phải được thực hiện triệt để.

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường đề nghị các địa phương cần tập trung đồng bộ các giải pháp chống dịch theo quy định tại Chỉ thị 04/CT-TTg, ngày 20/2/2019 của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản hướng dẫn của Bộ NN&PTNT để kiểm soát, đẩy lùi bệnh dịch này.

Trên cơ sở đó, các tỉnh, thành phố rà soát, hoàn thiện lại kế hoạch phòng chống dịch của địa phương một cách cụ thể - từ giải pháp kỹ thuật, biện pháp chỉ đạo, tổ chức thực hiện.

Người đứng đầu ngành NN&PTNT lưu ý, đối với các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, phải lấy nhóm giải pháp xử lý an toàn sinh học bằng vôi bột đặt lên hàng đầu; xử lý môi trường triệt để ngay từ hộ chăn nuôi; xử lý thức ăn nuôi lợn bằng phương pháp xử lý nhiệt; xử lý an toàn sinh học cả người chăn nuôi ngay sau khi di chuyển từ vùng có dịch về.

Bộ trưởng yêu cầu, các trang trại lớn, khẩn trương áp dụng các biện pháp an toàn sinh học hơn nhiều lần hơn so với trước. Lãnh đạo các tỉnh, thành phố cần quán triệt đến các trang trại chăn nuôi lớn, nâng cao cảnh giác, ý thức phòng chống dịch bệnh lây lan.

Về các quy trình xử lý dịch, cần xem xét việc lấy mẫu xét nghiệm cho phù hợp, theo đúng tỷ lệ lợn mắc bệnh và không mắc bệnh, tránh tình trạng quá tải phòng xét nghiệm.

Kiểm soát quá trình luân chuyển đàn lợn, từ phương tiện, người vận chuyển, biện pháp thú y hành chính, biện pháp lấy mẫu phân tích dịch bệnh, đặc biệt lưu ý các chốt trạm luân chuyển giữa các vùng, các tỉnh.

Các cơ quan báo chí, truyền thông cần tuyên truyền sâu rộng để người dân, thị trường không quay lưng lại với thịt lợn. Vì ổ dịch xảy ra ở đâu thì đã được kiểm soát ngay và về bản chất, bệnh dịch tả lợn châu Phi không lây sang người.

Đồng thời, Bộ trưởng cũng chỉ đạo Cục Thú y, Cục Chăn nuôi, các đơn vị liên quan chuẩn bị xây dựng kế hoạch để Bộ NN&PTNT, Bộ KH&CN, Bộ Y tế mời Tổ chức Thú y thế giới (OIE), Tổ chức Nông - lương LHQ (FAO), các tập đoàn sản xuất thuốc thú y để bàn giải pháp bền vững, lâu dài với loại bệnh này, trong đó tập trung vào xây dựng đề án sản xuất vắc xin phòng chống bệnh dịch.

Nguyễn Kiên

Bài liên quan

Tin mới

Xử phạt cơ sở buôn bán thuốc lá điếu nhập lậu và không có giấy phép kinh doanh
Xử phạt cơ sở buôn bán thuốc lá điếu nhập lậu và không có giấy phép kinh doanh

Đội QLTT số 8 thuộc Cục QLTT Gia Lai xử phạt 16.500.000 đồng đối với 01 cơ sở kinh doanh trên địa bàn huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai về hành vi vi phạm buôn bán 60 bao thuốc lá điếu nhập lậu và kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện mà không có giấy phép kinh doanh theo quy định.

Liên hoan phim châu Á Đà Nẵng lần thứ 2 vào tháng Bảy
Liên hoan phim châu Á Đà Nẵng lần thứ 2 vào tháng Bảy

Liên hoan phim châu Á Đà Nẵng lần thứ 2 (The 2nd Da Nang Asian Film Festival - DANAFF II) với chủ đề “DANAFF - Nhịp cầu châu Á” sẽ diễn ra từ ngày 2 đến hết ngày 6/7 tại thành phố biển Đà Nẵng.

Cục QLTT Bắc Kạn triển khai Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2024
Cục QLTT Bắc Kạn triển khai Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2024

Ngày 11 tháng 4 năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bắc Kạn đã ban hành Quyết định số 23/QĐ-QLTTBK về triển khai Kế hoạch kiểm tra chuyên đề về an toàn thực phẩm trong “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2024 trên địa bàn tỉnh Băc Kạn.

Flamingo báo lãi 175 tỷ đồng trong năm 2023, đầu tư loạt dự án mới tại Hà Nam, Tuyên Quang
Flamingo báo lãi 175 tỷ đồng trong năm 2023, đầu tư loạt dự án mới tại Hà Nam, Tuyên Quang

CTCP Flamingo Holding Group (Flamingo) vừa công bố kết quả kinh doanh năm 2023 với lợi nhuận sau thế đạt 175 tỷ đồng.

Quảng Ninh giành 7 huy chương tại Giải Vô địch trẻ Đấu kiếm Quốc gia 2024
Quảng Ninh giành 7 huy chương tại Giải Vô địch trẻ Đấu kiếm Quốc gia 2024

Giải vô địch trẻ Đấu kiếm quốc gia lần thứ XIII năm 2024 diễn ra tại Bắc Ninh vừa kết thúc. Đoàn Quảng Ninh tham dự giải giành 7 huy chương các loại, trong đó có 1 HCV.

Bắc Ninh phấn đấu đến năm 2025, toàn tỉnh có 50% số xã đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao.
Bắc Ninh phấn đấu đến năm 2025, toàn tỉnh có 50% số xã đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao.

UBND tỉnh Bắc Ninh vừa tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) năm 2024 và Đề án thí điểm OCOP du lịch tỉnh Bắc Ninh, giai đoạn 2023 - 2025. Đồng chí Vương Quốc Tuấn, Ủy viên Dự khuyết BCH Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh dự, chủ trì.