Với tâm lý, diễn biến kém tích cực khi thị trường giảm điểm cuối phiên trước. Đầu phiên giao dịch ngày 27/09, VN-Index tiếp tục giảm điểm với thanh khoản ở mức thấp, mức độ phân hóa cao thể hiện áp lực bán ngắn hạn giảm.

Trong phiên, VN-Index tiếp tục điều chỉnh về quanh vùng giá 1.125 điểm -1.130 điểm tương ứng vùng giá cao nhất tháng 1, 06/2023 đã vượt qua. VN-Index sau đó phục hồi tốt trong phiên chiều và kết phiên phục hồi tăng 15,89 điểm (+1,40%) sau 04 phiên liên tiếp giảm mạnh lên mức 1.153,85 điểm, vượt lên trên giá thấp nhất tháng 08/2023.

HNX-Index tăng tốt hơn 6,09 điểm (+2,65%) lên 235,84 điểm. Độ rộng trên sàn cải thiện tích cực với tổng cộng 401 mã tăng giá (20 mã tăng trần), 268 mã giảm giá (9 mã giảm sàn) và 110 mã giá tham chiếu. Thanh khoản trên hai sàn đạt 20.232,35 tỷ đồng, giảm 15,01% so với áp lực bán phiên trước, dưới mức trung bình. Mức độ phục hồi không đồng đều, đa số phục hồi với thanh khoản kém.

Kết phiên giao dịch ngày 27/9, VN-Index tăng 15,89 điểm (+1,40%) lên mức 1.153,85 điểm.
Kết phiên giao dịch ngày 27/09, VN-Index tăng 15,89 điểm (+1,40%) lên mức 1.153,85 điểm.

Bước sang phiên giao dịch sáng nay 28/9, sức ép tâm lý vẫn còn tương đối mạnh trên thị trường, nhiều nhà đầu tư vẫn chọn cách thoát hàng khiến chỉ số VN-Index giảm điểm ngay khi mở cửa và tiếp tục nới đà giảm xuống dưới 1.145 điểm, tương đương mất gần 10 điểm sau hơn 1 giờ giao dịch.

Những gánh nặng lớn đều là các mã lớn, với CTG, VRE, SSI, MSN đều đang mất hơn 2%. Trong đó, đáng kể là CTG khi có thời điểm lùi về giá sàn. Các bluechip khác phần lớn cũng đang chìm trong sắc đỏ như VIC, VHM, VNM, FPT, VJC…

Nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ dù không bị bán mạnh, nhưng phần lớn cũng giao dịch dưới tham chiếu càng khiến cho thị trường ảm đạm. Trong khi một số nhích lên đáng kể ở nhóm cổ phiếu vận tải, logistics như TCO, VOS đã tăng kịch trần, các mã VTO, VIP, PJT, HAH, GSP, PVT tăng từ gần 3% đến hơn 6%.

Minh An(T/h)