1. Điều kiện cho phép phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học hoạt động đào tạo từ 20/11/2024
Căn cứ Điều 100 Nghị định 125/2024/NĐ-CP, điều kiện, thủ tục cho phép phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học hoạt động đào tạo được quy định như sau:
(i) Có quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập phân hiệu của Thủ tướng Chính phủ hoặc Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
(ii) Có cơ sở vật chất, thiết bị đáp ứng yêu cầu hoạt động đối với ngành, lĩnh vực dự kiến đào tạo, quy mô dự kiến tuyển sinh theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
(iii) Có chương trình đào tạo và giáo trình, tài liệu giảng dạy, học tập đáp ứng yêu cầu hoạt động đối với các ngành, lĩnh vực dự kiến đào tạo, quy mô dự kiến tuyển sinh theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
(iv) Có đội ngũ giảng viên cơ hữu và cán bộ quản lý đủ về số lượng và đạt tiêu chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu của ngành, lĩnh vực dự kiến đào tạo và quy mô dự kiến tuyển sinh theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
(v) Có đủ nguồn lực tài chính để bảo đảm duy trì và phát triển hoạt động của phân hiệu theo đúng cam kết trong đề án thành lập phân hiệu.
(vi) Có quy chế tổ chức và hoạt động của phân hiệu, gồm các nội dung chủ yếu sau đây: Vị trí pháp lý; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của phân hiệu; tổ chức bộ máy; hoạt động đào tạo; nhiệm vụ và quyền của đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý, nhân viên, người lao động; nhiệm vụ và quyền của người học; các vấn đề khác liên quan đến tổ chức và hoạt động của phân hiệu.
Thủ tục để cho phép phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học hoạt động đào tạo thực hiện như thủ tục cho phép trường đại học hoạt động đào tạo quy định tại Điều 97 Nghị định này.
Điều kiện cho phép phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học hoạt động đào tạo từ 20/11/2024 (Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
2. Các trường đình chỉ hoạt động đào tạo của cơ sở giáo dục đại học, phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học
Căn cứ khoản 1 Điều 101 Nghị định 125/2024/NĐ-CP, cơ sở giáo dục đại học, phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học bị đình chỉ hoạt động đào tạo khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
(i) Có hành vi gian lận để được thành lập hoặc cho phép thành lập, cho phép hoạt động đào tạo.
(ii) Không bảo đảm một trong các điều kiện để được cho phép hoạt động đào tạo theo quy định tại Nghị định 125/2024/NĐ-CP.
(iii) Người cho phép hoạt động đào tạo không đúng thẩm quyền.
(iv) Vi phạm quy định của pháp luật về giáo dục bị xử phạt vi phạm hành chính ở mức độ phải đình chỉ hoạt động.
(v) Không công khai hoặc không đáp ứng các điều kiện bảo đảm tổ chức hoạt động đào tạo đối với các ngành, lĩnh vực và quy mô đào tạo sau khi được cơ quan có thẩm quyền cho phép hoạt động đào tạo.
(vi) Không triển khai hoạt động đào tạo sau thời hạn 02 năm, kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền cho phép hoạt động đào tạo.
(vii) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
3. Điều kiện thành lập trường cao đẳng sư phạm tư thục từ 20/11/2024
[Quý khách hàng xem chi tiết TẠI ĐÂY].
Điều 112. Điều kiện để tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nước ngoài được công nhận hoạt động tại Việt Nam - Nghị định 125/2024/NĐ-CP:
1. Được thành lập và hoạt động hợp pháp theo quy định của nước sở tại.
2. Được cơ quan có thẩm quyền của nước sở tại hoặc một hiệp hội quốc tế hợp pháp trong lĩnh vực kiểm định chất lượng giáo dục công nhận hoặc cấp phép hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục hợp pháp.
3. Có bộ tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục được cơ quan có thẩm quyền của nước sở tại hoặc một hiệp hội quốc tế hợp pháp trong lĩnh vực kiểm định chất lượng giáo dục công nhận.
4. Có thời gian hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục ít nhất 05 năm ở nước sở tại; đã thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục đối với chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học hoặc đối với cơ sở giáo dục đại học.
5. Có điều lệ, mục đích, phạm vi hoạt động rõ ràng.
6. Số lượng kiểm định viên làm việc cho tổ chức ít nhất 10 kiểm định viên, trong đó có ít nhất 05 kiểm định viên.
T. Hương (Nguồn: https://thuvienphapluat.vn/)