Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Bốn tồn tại, hạn chế của giáo dục đại học hiện nay là gì?

Báo cáo tổng quan về công tác tuyển sinh năm 2024, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học Nguyễn Thu Thủy chia sẻ: Công tác tuyển sinh về cơ bản giữ ổn định, ghi nhận những phản hồi tích cực từ phía thí sinh, phụ huynh.

Các ngành, chương trình đào tạo vẫn có sự chênh lệch lớn giữa các khối ngành. Một số khối ngành như khối ngành II (Nghệ thuật), khối ngành IV (Khoa học sự sống, Khoa học tự nhiên) tiếp tục gặp khó khăn trong tuyển sinh. Công tác truyền thông tư vấn hướng nghiệp đến thí sinh một số nơi chưa hiệu quả, một số lĩnh vực có nhu cầu nhưng thiếu người học.

Ảnh chỉ có tính chất minh họa, nguồn internet.
Bốn tồn tại, hạn chế của giáo dục đại học hiện nay là gì? Ảnh chỉ có tính chất minh họa, nguồn internet.

Nhiều nguyện vọng phức tạp gây khó cho thí sinh lựa chọn

Báo cáo tổng quan về công tác tuyển sinh năm 2024, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học Nguyễn Thu Thủy chia sẻ: Công tác tuyển sinh về cơ bản giữ ổn định, ghi nhận những phản hồi tích cực từ phía thí sinh, phụ huynh. Đối với thí sinh, việc đăng ký, điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển theo ngành, chương trình đào tạo, không theo tổ hợp và phương thức xét tuyển, không bị giới hạn số lần. Việc đăng ký xét tuyển thực hiện theo hình thức trực tuyến trên Hệ thống chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo hoặc trên Cổng dịch vụ công quốc gia. Thí sinh không phải nộp minh chứng về lịch sử thường trú để được cộng điểm ưu tiên theo khu vực. Việc nộp lệ phí xét tuyển hoàn toàn trực tuyến thông qua dịch vụ thanh toán trực tuyến trên Cổng dịch vụ công quốc gia.

Đối với các cơ sở đào tạo, thực hiện xét tuyển và xử lý nguyện vọng chung; tổ chức thi năng khiếu cho thí sinh hoặc thi khác (nếu có). Các trường đã xây dựng phương án để không xảy ra tình trạng thí sinh có điểm xét tuyển cao nhưng không trúng tuyển (do cơ sở đào tạo đã tuyển đủ). Bên cạnh đó, các cơ sở đào tạo đã phối hợp chặt chẽ với các Sở Giáo dục và Đào tạo để rà soát lại các trường hợp được cộng điểm ưu tiên theo lịch sử thường trú; có phương án hỗ trợ thí sinh, giải quyết các vướng mắc, sai sót triệt để, tránh rủi ro.

Ban chỉ đạo quốc gia phối hợp với các cơ sở giáo dục đại học, 2 nhóm trường (56 trường phía Bắc; 87 trường phía Nam) và các trường xử lý nguyện vọng độc lập để thực hiện công tác lọc ảo, hỗ trợ tuyển sinh. Hệ thống hỗ trợ xét tuyển chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo ghi nhận hơn 733.000 thí sinh đã nhập nguyện vọng đăng ký xét tuyển, tương đương 68,5% so với số thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2024. 

Đến thời điểm này, thí sinh đã hoàn thành giai đoạn nộp lệ phí đăng ký xét tuyển, chờ kết quả sắp xếp, lọc ảo nguyện vọng để tiếp tục xác nhận nhập học trực tuyến khi đủ điều kiện trúng tuyển. Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học lưu ý, quy trình này cần được nhắc nhở, đôn đốc, thực hiện đúng thời gian theo quy định.

Bốn tồn tại, hạn chế của giáo dục đại học hiện nay là gì? Ảnh chỉ có tính chất minh họa, nguồn internet.
Bốn tồn tại, hạn chế của giáo dục đại học hiện nay là gì? Ảnh chỉ có tính chất minh họa, nguồn internet.

Thời gian tới, các cơ sở đào tạo cần hoàn thành công tác tuyển sinh năm 2024 theo kế hoạch chung, bảo đảm thực hiện chỉ tiêu và phương thức đã công bố trong Đề án, phù hợp với quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Để chuẩn bị cho công tác đổi mới thi, tuyển sinh, các cơ sở đào tạo hoàn thiện và công bố kịp thời các phương thức tuyển sinh từ năm 2025 trở đi, khắc phục triệt để vấn đề thiếu công bằng, tin cậy trong các phương thức, tiêu chí xét tuyển; bảo đảm phù hợp với Chương trình Giáo dục phổ thông năm 2018.

Tồn tại, hạn chế của giáo dục đại học

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hoàng Minh Sơn cho biết, bên cạnh những thành quả, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn cũng chỉ ra, việc triển khai thực hiện kế hoạch năm học 2023 - 2024 về giáo dục đại học, cao đẳng sư phạm vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như:

Việc thực hiện tự chủ đại học theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục Đại học và Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục Đại học ở một số cơ sở đào tạo còn chậm, lúng túng, nhất là vấn đề thành lập, kiện toàn hội đồng trường, quan hệ phối hợp giữa hội đồng trường với ban giám hiệu tại một số đơn vị.

Việc triển khai thực hiện một số văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và của Bộ GD&ĐT còn lúng túng, đặc biệt là việc triển khai Nghị định số 116/2020/NĐ-CP ngày 25/9/2020 của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với sinh viên sư phạm. Nhiều địa phương chưa nhận thức đúng quyền và trách nhiệm của mình trong việc triển khai nhiệm vụ này.

Bốn tồn tại, hạn chế của giáo dục đại học hiện nay là gì? Ảnh chỉ có tính chất minh họa, nguồn internet.
Bốn tồn tại, hạn chế của giáo dục đại học hiện nay là gì? Ảnh chỉ có tính chất minh họa, nguồn internet.

Việc kiểm định chất lượng, thực hiện theo chuẩn chương trình đào tạo triển khai còn chậm; hoạt động nghiên cứu khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo còn hạn chế; việc thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số tuy đã tích cự triển khai nhưng chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn; công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát chưa phát huy hết theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

Tỷ lệ giảng viên có trình độ tiến sĩ tăng chậm, chưa đồng đều giữa các ơ sở giáo dục đại học; công tác tuyển sinh mặc dù đã có nhiều đổi mới, nhưng việc cho phép các cơ sở đào tạo thực hiện tuyển sinh theo nhiều phương thức cũng gây khó khăn cho thí sinh trong quá trình lựa chọn; phương thức xét tuyển sớm chưa thực sự bảo đảm độ tin cậy, khách quan, công bằng cho các thí sinh và giữa các cơ sở đào tạo.

Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn mong muốn nhận được sự tập trung thảo luận, nhận diện bức tranh giáo dục đại học hiện nay; vai trò, trách nhiệm của các cơ sở giáo dục đại học trong việc thực hiện đổi mới, căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo nói chung và nâng cao chất lượng đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao nói riêng; bài học kinh nghiệm và giải pháp khắc phục những tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý, điều hành; trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về những việc đã làm được trong thời gian qua và trên cơ sở đó cùng nhau đề ra phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm cho năm học 2024 - 2025. 

PV (t/h)

Bài liên quan

Tin mới

Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên kiểm tra việc khắc phục hậu quả mưa bão tại huyện Định Hóa
Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên kiểm tra việc khắc phục hậu quả mưa bão tại huyện Định Hóa

Chiều 18/9, đồng chí Nguyễn Huy Dũng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên đã đi kiểm tra thực tế công tác khắc phục hậu quả mưa bão tại huyện Định Hóa. Cùng đi có đồng chí Nguyễn Thanh Bình, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành, đơn vị liên quan.

Cục QLTT thành phố Cần Thơ tập huấn phân biệt hàng thật – hàng giả, quyền sở hữu trí tuệ trên môi trường TMĐT
Cục QLTT thành phố Cần Thơ tập huấn phân biệt hàng thật – hàng giả, quyền sở hữu trí tuệ trên môi trường TMĐT

Sở Khoa học-Công nghệ phối hợp Cục Quản lý thị trường (QLTT) TP Cần Thơ, Hiệp hội chống hàng giả và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (VACIP) đã tổ chức hội nghị tập huấn phân biệt hàng thật, hàng giả nhãn hiệu và xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) trên môi trường thương mại điện tử.

Phát hiện 01 cơ sở kinh doanh không đăng ký kinh doanh theo quy định
Phát hiện 01 cơ sở kinh doanh không đăng ký kinh doanh theo quy định

Ngày 18 tháng 9 năm 2024, Đội QLTT số 1, Cục QLTT tỉnh Đồng Tháp kiểm tra đột xuất hộ kinh doanh T.P do ông T.C.B làm chủ, địa chỉ: xã Tân Thành, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp hoạt động kinh doanh mua bán hàng hóa dưới hình thức hộ kinh doanh nhưng chủ hộ không thực hiện đăng ký thành lập hộ kinh doanh theo quy định.

Triển khai biện pháp phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ tại thị xã Sa Pa
Triển khai biện pháp phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ tại thị xã Sa Pa

Để chủ động trong công tác phòng, chống các loại dịch bệnh có thể xảy ra sau mưa lũ, sạt lở đất, Trung tâm Y tế thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai đang tiến hành phun thuốc tiêu độc khử trùng môi trường trên diện rộng.

Ngày đêm thi công khu tạm cư Làng Nủ
Ngày đêm thi công khu tạm cư Làng Nủ

Những ngày này, các đơn vị đang tập trung máy móc, vật liệu và nhân lực, khẩn trương thi công không kể ngày đêm để hoàn thành khu tạm cư Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên; phấn đấu đến ngày 21/9, sẽ đưa một số hộ dân thôn Làng Nủ về nơi tạm cư...

Nhiều hoạt động an sinh xã hội được thực hiện tại huyện Văn Quan
Nhiều hoạt động an sinh xã hội được thực hiện tại huyện Văn Quan

Ngày 19/9, tại huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn, Công an tỉnh Lạng Sơn phối hợp với Huyện ủy, UBND huyện Văn Quan, Trung tâm Y tế thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên và các cơ quan, tổ chức, cá nhân, nhà hảo tâm tổ chức nhiều hoạt động an sinh xã hội tại 2 xã Hữu Lễ và Tri Lễ của huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn.