Theo HAMEE, nhiều DN cơ khí chế tạo, sản xuất công nghiệp hỗ trợ bị động về nguồn nguyên vật liệu do tình hình khan hiếm nguồn nhập khẩu, giá cả biến động. Thêm vào đó, việc vận chuyển gặp khó khăn, hoạt động sản xuất đình trệ, nhà xưởng giảm công suất vận hành do thiếu nguyên vật liệu và ít đơn hàng.
Thậm chí, một số hợp đồng vừa ký xong, khách hàng xin dừng thực hiện do lo ngại dịch bệnh. Doanh thu của DN ngành cơ khí - điện giảm bình quân 15%-30%, và trong những tháng tới, nguy cơ doanh số sẽ giảm sâu vì hiện nay rất ít đơn hàng. Tuy nhiên, đây là lĩnh vực nguồn lực lao động rất khó đào tạo nên dù khó khăn, các DN vẫn cố gắng nuôi quân để hậu Covid-19 còn có nguồn lực làm việc. Gói hỗ trợ doanh nghiệp
HAMEE kiến nghị Bộ Công thương, Bộ Tài chính xem xét hỗ trợ tài chính, gồm hỗ trợ giảm lãi suất vay (0,5%-1%/năm) đối với các hợp đồng tín dụng đã ký và đơn giản hóa hồ sơ chứng minh bị ảnh hưởng, nguồn trả nợ và điều kiện cơ cấu nợ.
Đề nghị đưa ngành cơ khí chế tạo, bao gồm cả cơ khí công nghiệp hỗ trợ và điện - tự động hóa vào danh sách DN được tiếp cận gói tín dụng 285.000 tỷ đồng. Giãn 2-3 tháng thời hạn đáo hạn các hợp đồng tín dụng đến kỳ, kể từ tháng 4-2020; lãi suất ưu đãi đối với hợp đồng tín dụng mới, thấp hơn mức thông thường 1%-2%/năm; kiến nghị giảm và giãn các loại thuế và bảo hiểm, gồm: thuế VAT giảm 5% và giãn 6 tháng; thuế nhập khẩu giảm 50% và giãn 6 tháng; phí bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp được giảm 50% và giãn 6 tháng; quỹ công đoàn ngưng đóng 6 tháng…
Trang Nguyễn