Đây là nội dung chú ý đóng góp vào dự thảo Nghị quyết của Chính phủ “Về các nhiệm vụ, giải pháp tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công và bảo đảm trật tự an toàn xã hội trong bối cảnh đại dịch Covid19".

Kiến nghị miễn phí công đoàn năm 2020, giãm thuế suất thuế GTGT từ 10% xuống 5% nhằm hỗ trợ doanh nghiệpKiến nghị miễn phí công đoàn năm 2020, giãm thuế suất thuế GTGT từ 10% xuống 5% nhằm hỗ trợ doanh nghiệp

Ban IV và các Hiệp hội kiến nghị Bộ Kế hoạch & Đầu tư, Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam (TLĐLĐVN) trình Chính phủ (và trình Quốc hội nếu thuộc thẩm quyền quyết định của Quốc hội) phương án cho phép DN miễn đóng kinh phí công đoàn trong năm 2020.

Theo Ban IV, chính sách này sẽ là biện pháp hỗ trợ rất lớn cho DN cả về mục tiêu duy trì dòng vốn cũng như tiết giảm thời gian, công sức đối với các quy trình thủ tục hành chính, đồng thời cũng thể hiện được tinh thần “Công đoàn Việt Nam đồng hành cùng doanh nghiệp và Chính phủ, vì việc làm bền vững và thu nhập ngày càng cao của người lao động, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và phát triển bền vững đất nước”.

Ngoài ra, Ban IV và các Hiệp hội doanh nghiệp kiến nghị giảm thuế suất thuế GTGT từ 10% xuống 5% để giảm chi phí cho người tiêu dùng nhằm kích cầu cho các ngành trong và ngay sau dịch Covid-19.

Về quy định “cho phép hoãn nộp thuế GTGT đến hết tháng 9/2020 đối với nguyên vật liệu, hàng hóa, dịch vụ thuộc các ngành chịu ảnh hưởng của dịch bệnh, như: dệt may, giầy da, sản xuất đồ uống ...” trong dự thảo Nghị quyết, Ban IV cho rằng, nên có phụ lục cụ thể hóa các ngành được áp dụng chính sách này thay vì quy định như hiện nay chưa rõ, có thể gây lúng túng và khó khăn khi thực thi và có thể bị bỏ sót nhiều ngành cũng chịu tác động lớn bởi đại dịch.

Ngoài những kiến nghị nói trên, Ban IV cũng đề nghị Bộ KT&ĐT xem xét miễn tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước trong năm 2020; giảm lãi suất cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa xuống khoảng 2%...

Đặc biệt, từ thực tiễn nhiều DN đã kí kết các hợp đồng với đối tác trước khi dịch bệnh xảy ra và hiện đang có nguy cơ mất toàn bộ tiền đặt cọc/tiền đã thanh toán cho đối tác (trong hợp đồng giao kết chỉ ghi nhận tình huống “bất khả kháng” thì mới xem xét) nếu đại dịch này không được tính là một sự kiện bất khả kháng. Do dó, Ban IV kiến nghị trong phần I của dự thảo nghị quyết về “Nguyên tắc thực hiện”, cần bổ sung thêm nội dung “Chính phủ xác nhận dịch COVID-19 là sự kiện bất khả kháng” để đồng nhất cách hiểu cho các bên và tránh tranh chấp phát sinh trong các thỏa thuận liên quan.

Bảo Lâm