Doanh nghiệp đề xuất loạt giải pháp gỡ khó trong hoạt động xuất nhập khẩu
Nhiều doanh nghiệp kiến nghị Hải quan và các cơ quan liên quan giải quyết thủ tục xuất nhập khẩu: Kết nối, chia sẻ dữ liệu chung để giảm chồng chéo, xây dựng cơ chế giám sát kỷ cương hành chính, công vụ và minh bạch, tiếp tục cải thiện hoạt động của Cổng thông tin một cửa quốc gia; tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp về thông quan và thực hiện thủ tục kiểm tra chuyên ngành…

Tại Hội nghị đối thoại tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trong hoạt động xuất nhập khẩu tổ chức ngày 02/03/2023, bà Lương Thu Hương, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Hải Dương cho hay, Hải Dương hiện có trên 350 doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Ngoài các doanh nghiệp FDI xuất khẩu trực tiếp, nhiều doanh nghiệp trong nước xuất nhập khẩu thông qua trung gian hoặc dịch vụ logistics.
Nghị định số 52/2013/NĐCP, Nghị định số 85/2021/NĐ- CP và Quyết định 461/QĐ- CP đã tháo gỡ nhiều khó khăn, vướng mắc, đang và sẽ tạo thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu trong giai đoạn mở cửa thị trường hiện nay. Tuy vậy, trong hoạt động này, doanh nghiệp vẫn băn khoăn, lo ngại về một số vấn đề như: Việc kiểm tra chuyên ngành trong xuất nhập khẩu hàng hóa vẫn chưa nhanh gọn, việc cập nhật thông tin chưa đồng bộ (đã khai quan, thông quan điện tử nhưng đến điểm chốt cuối cùng lại phải mang tờ khai đóng dấu để nộp); doanh nghiệp đã nộp thuế qua online, nhưng phải chụp bản nộp cho cơ quan hải quan.
Thời gian kiểm tra thông quan vẫn còn chậm ảnh hưởng đến chất lượng hàng hóa, đặc biệt là nông sản. Một số thủ tục hành chính còn nhiều điểm chưa có sự thống nhất, đồng bộ giữa các bộ ngành, cơ quan. Ngoài ra, dịch vụ logistics chưa có chuỗi toàn diện như cảng biển, kho tàng, bến bãi, cộng với lãi suất vay tăng nhanh, tỷ giá biến động trong biên độ cao; hóa đơn đầu vào của các mặt hàng nông dân sản xuất chưa có nên khó khăn cho việc hạch toán chi phí….
Thời gian qua, vẫn chưa có nhiều các khóa học theo chuyên đề cho doanh nghiệp có nhu cầu, kế hoạch xuất khẩu hàng hóa như: Hướng dẫn quy trình cơ bản nhất trong quá trình tìm hiểu thị trường, văn hóa địa phương, các thủ tục hành chính, những thuận lợi khó khăn trong việc thực hiện các hiệp định thương mại đã được thực thi….
Để hoạt động thương mại xuyên biên giới thuận lợi, đại diện Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Hải Dương kiến nghị các bộ, ngành cần thống nhất hướng dẫn quy định, thực hiện một cửa liên thông, đồng thời rút gọn hơn nữa thời gian kiểm tra thông quan, kiểm tra chuyên ngành, xem xét bổ sung các quy định theo các cam kết FTA; tiếp tục cải cách hành chính để giảm thiểu thủ tục hành chính xuất nhập khẩu, đặc biệt là những giấy phép điều kiện không thực sự cần thiết.
Xây dựng cơ chế giám sát kỷ cương hành chính, công vụ và minh bạch trong xử lý cán bộ vi phạm, có các cơ chế hiệu quả để doanh nghiệp kiến nghị và khiếu nại hành vi sách nhiễu, gây phiền hà; nâng cao năng lực, phẩm chất của đội ngũ cán bộ chuyên môn, quản lý để hạn chế tối đa các ách tắc, tiêu cực trong hoạt động xuất nhập khẩu.
Các địa phương xây dựng trung tâm thương mại xứng tầm để doanh nghiệp được thường xuyên trưng bày, giới thiệu hàng hóa, kết nối tour du lịch, lan tỏa mạnh mẽ sản phẩm, thương hiệu; tạo điều kiện phát triển doanh nghiệp dịch vụ logistics toàn diện/toàn phần để giảm bớt chi phí, thời gian.
Cần khai thác và phát huy vai trò của tham tán thương mại Việt Nam tại đại sứ quán Việt Nam ở các nước trong việc hỗ trợ tìm kiếm thị trường, thông tin chính sách pháp luật, đề phòng giải quyết rủi ro trong xuất nhập khẩu ở các nước.
Theo ông Đặng Thế Phương – Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội vận tải Hải Phòng, liên quan tới thủ tục hành chính, về thuế đất, thời gian thuê, chính sách áp dụng, nhiều doanh nghiệp phản ánh, trên thực tế việc áp dụng không theo quy luật và khả năng khai thác sinh lời từ mảnh đất. Ví dụ, năm 2021, mức thuê đất chỉ có 300 triệu đồng nhưng đến năm 2022 tăng lên trên 800 triệu đồng (gần gấp 3 lần). Doanh nghiệp vô cùng loay hoay trong việc ổn định kinh doanh sản xuất, nếu kinh doanh không có lãi thì nguy cơ phải trả lại đất là rất lớn.
Tiếp đó là thủ tục hành chính liên quan đến quy hoạch, có một số trường hợp đất đang cho doanh nghiệp thuê kinh doanh kho bãi chưa hết thời hạn lại thay đổi sang quy hoạch đất trồng cây xanh làm cho doanh nghiệp bị phá vỡ dự án, thay đổi hợp đồng đã ký với khách hàng thuê kho chứa hàng xuất nhập khẩu, ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh sản xuất.
Việc tạo quỹ đất cho các trung tâm dịch vụ hậu cần logistics cũng là vấn đề nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực này quan tâm. Chính vì thế, doanh nghiệp kiến nghị Nhà nước cần xây dựng quy hoạch tổng thể, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp khi làm dịch vụ vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu.
Đại diện Hiệp hội vận tải Hải Phòng bày tỏ quan điểm, để đạt được hiệu quả trong việc tháo gỡ khó khăn vướng mắc về thủ tục hành chính, tạo thuận lợi thương mại xuyên quốc gia, các bộ, ngành cần thống nhất hướng dẫn quy định để DN xuất nhập khẩu thực sự chỉ qua một cửa đồng thời rút gọn hơn nữa thời gian kiểm tra thông quan, kiểm tra chuyên ngành, xem xét bổ sung các quy định theo các cam kết FTA, loại bỏ những giấy phép, những điều kiện không thực sự cần thiết…
Ghi nhận các ý kiến trên, ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch VCCI cho hay: Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam sẽ tập hợp ý kiến để kiến nghị giải quyết các khó khăn, vướng mắc, tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động của doanh nghiệp. Đồng thời, sẽ tiếp tục hỗ trợ tăng cường quan hệ hợp tác giữa doanh nghiệp với các cơ quan thuế, hải quan, thực hiện các hoạt động đối thoại giúp củng cố mối quan hệ đối tác giữa chính quyền và doanh nghiệp trong lĩnh vực xuất nhập khẩu; tăng cường tiếng nói của doanh nghiệp trong quá trình xây dựng và thực thi chính sách tạo thuận lợi thương mại trong thời gian tới.
Trần Nguyên
Tin mới
Những sim nào sẽ bị khoá trong hôm nay 1/4?
Hôm nay 1/4, các nhà mạng bắt đầu khóa liên lạc một chiều các thuê bao chưa chuẩn hoá thông tin. Vậy, khách hàng cần làm gì?
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Bứa Nari vi phạm Luật Quảng cáo
Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế vừa đưa ra cảnh báo, thực phẩm bảo vệ sức khỏe Bứa Nari quảng cáo vi phạm quy định của pháp luật về quảng cáo.
Bài 2: Siêu thị AEON Maxvalu của Tập đoàn AEON tại Hà Nội bày, bán sản phẩm thực phẩm "trắng thông tin"
Không chỉ siêu thị AEON Maxvalu Lotus Khu Ngoại Giao đoàn bày và bán thực phẩm sản phẩm hết hạn sử dụng, “trắng thông tin” mà tại siêu thị AEON Maxvalu Nam Trung Yên, quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội cũng bày và bán sản phẩm không nguồn gốc xuất xứ, không ngày sản xuất, không hạn sử dụng. Phóng viên đã đặt lịch làm việc tìm hiểu thông tin với lãnh đạo Quản lý siêu thị AEON Maxvalu Lotus, tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có hồi âm?
PC Thái Bình đẩy mạnh công tác nhận diện thương hiệu
Với nhận thức “nhận diện thương hiệu” là vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp, Công ty Điện lực Thái Bình (PC Thái Bình) đã và đang quyết tâm đẩy mạnh xây dựng, thực hiện tốt công tác “nhận diện thương hiệu” gắn với bảo vệ uy tín của ngành Điện, hướng đến phát triển bền vững.
Phát triển văn hóa bao gồm cả thể chế và nguồn lực
Đó là nhấn mạnh của Chủ tịch Quốc hội đối với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong quá trình rà soát, đề xuất sửa đổi hoặc thay thế các luật hiện hành trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch.
Vì sao UOB hạ dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2023 xuống 6,0%?
Theo ngân hàng UOB Singapore, tăng trưởng GDP thực tế của Việt Nam trong quý I/ 2023 đã giảm sâu xuống mức 3,32% so với cùng kỳ. Nguyên nhân là do sản xuất tăng trưởng âm với mức giảm 0,4%, lần đầu tiên kể từ quý III/2021.
Câu chuyện thương hiệu
Thương hiệu OCB - Ngân hàng TMCP Phương Đông có gì đáng chú ý trước thềm đại hội cổ đông năm 2023?
Hoạt động kinh doanh của thương hiệu PVOIL-Tổng Công ty Dầu Việt Nam ra sao?
Thương hiệu PV OIL và câu chuyện HNX đưa hơn 1 tỷ cổ phiếu vào diện cảnh báo
Đại diện Nhà thuốc Gia Huy tại Hà Nội phản hồi về bán “Thuốc kê đơn” không cần đơn thuốc
Thương hiệu Công ty 790 và hoạt động sản xuất kinh doanh
Lãnh đạo THILOGI làm việc với các hãng tàu ZIM và SITC Việt Nam