Theo SPS, Liên minh Châu Âu (EU) thông báo những mặt hàng cụ thể như: Rau, quả, gia vị; thanh long, ớt, quế, đậu bắp, chôm chôm; cá, mực, tôm, ếch, ngao... cùng một số sản phẩm chế biến khác như: tinh dầu húng quế, mứt dừa, bánh phở... có dấu hiệu vượt mức dư lượng thuốc bảo vệ cho phép, kiểm soát vi sinh vật gây hại, kiểm soát các nguồn tác động hoặc một số nguyên nhân khác. Và những sản phẩm trên ở diện kiểm soát đặc biệt.

Ảnh minh họa, nguồn internet.
Doanh nghiệp xuất khẩu nông sản sang Châu Âu cần lưu ý những điều gì? Ảnh minh họa, nguồn internet.

Từ thực tế trên, tạm thời EU sẽ tăng cường kiểm soát chính thức và các biện pháp quản lý việc đưa một số hàng hóa nhất định từ một số nước thứ ba vào EU. Theo đó, EU sẽ rà soát 6 tháng/lần và áp dụng các biện pháp tăng cường, kiểm tra bổ sung, quản lý nhập khẩu.

Ông Lương Ngọc Quang, Cục Bảo vệ thực vật, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lưu ý, nông sản thực phẩm và thủy sản của Việt Nam xuất khẩu sang EU có nguy cơ bị tăng tần suất kiểm tra biên giới theo quy định của EU nếu không có giải pháp kịp thời.

“Các quốc gia EU luôn rà soát và sửa đổi thường xuyên, chính vì vậy mà các doanh nghiệp xuất khẩu trong thời gian tới, trước khi dự định xuất hàng thì cũng nên truy cập vào các trang thông tin để cập nhật, rà soát lại... để nắm thông tin chính xác hơn. Bởi các thông số liên tục được cập nhật và thay đổi theo tháng...”, ông Lương Ngọc Quang thông tin thêm.

Doanh nghiệp xuất khẩu nông sản sang Châu Âu cần lưu ý những điều gì? Ảnh minh họa, nguồn internet.
Doanh nghiệp xuất khẩu nông sản sang Châu Âu cần lưu ý những điều gì? Ảnh minh họa, nguồn internet.

Đại diện của SPS thông tin, các doanh nghiệp xuất khẩu các sản phẩm trên và nhiều sản phẩm khác, trước khi thực hiện sản xuất, cần đọc rõ các quy định, tiêu chí về sản phẩm xanh tiêu chuẩn Châu Âu để khi canh tác, sản xuất, chế biến lưu ý dùng các nguyên liệu được phép, tránh tình trạng xuất sang rồi bị trả lại, bị phạt... ảnh hưởng chung đến hoạt động xuất khẩu hàng hóa sang EU.

Ông Lê Thanh Hòa, Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam nhấn mạnh: Nhà sản xuất và doanh nghiệp cần nắm chắc và chấp hành nghiêm quy định và các hướng dẫn liên quan về mã số vùng trồng, bao bì/nhãn mác…; hiểu rõ tổ chức bộ máy, quản lý Nhà nước liên quan đến SPS; đảm bảo an toàn và chất lượng của sản phẩm đầu ra đúng quy trình canh tác, chế biến/đóng gói/vận chuyển. Cùng với đó, cơ quan quản lý cũng cần xây dựng các chương trình kiểm tra, giám sát nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, nhà sản xuất đáp ứng tốt hơn các yêu cầu của nhà nhập khẩu.

PV (t/h)