Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Đổi mới và sáng tạo công nghệ tiếp tục là chìa khóa duy trì tốc độ tăng trưởng nhanh

Đổi mới và sáng tạo công nghệ sẽ tiếp tục là chìa khóa để Việt Nam duy trì tốc độ tăng trưởng nhanh, bền vững và đi tắt đón đầu trong giai đoạn phát triển tiếp theo.

Nhìn lại chặng đường phát triển của Việt Nam trong thời gian vừa qua, có thể nhận thấy đổi mới và sáng tạo công nghệ đã đóng góp quan trọng, toàn diện trong phát triển kinh tế - xã hội, tạo bứt phá về năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế, góp phần chuyển dịch mô hình tăng trưởng và thăng tiến cao hơn về chuỗi giá trị.

Theo Báo cáo Tổng kết thực hiện chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm 2011-2020, xây dựng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030, chỉ số đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng tăng từ 33,6% bình quân giai đoạn 2011-2015 lên 45,2% giai đoạn 2016-2020, tính chung 10 năm 2011-2020 đạt 39,0% (vượt mục tiêu 35%).

Tốc độ tăng năng suất lao động bình quân giai đoạn 2016-2020 là 5,8%/năm (cao hơn mức 4,3%/năm của giai đoạn 2011-2015); Tỷ trọng giá trị xuất khẩu sản phẩm công nghệ cao trong tổng giá trị xuất khẩu hàng hoá tăng từ 19% năm 2010 lên khoảng 50% năm 2020. Đổi mới và sáng tạo công nghệ sẽ tiếp tục là chìa khóa để Việt Nam duy trì tốc độ tăng trưởng nhanh, bền vững và đi tắt đón đầu trong giai đoạn phát triển tiếp theo.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa.

Để hiện thực hóa yêu cầu cao về vai trò của hệ thống khoa học và công nghệ (KH&CN) trong giai đoạn mới, Văn kiện Đại hội XIII khẳng định, phải đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trên nền tảng của khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, nhất là những thành tựu của cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư; tạo động lực mới cho phát triển nhanh và bền vững đất nước.

Điểm mới về nhận thức trong Văn kiện Đại hội XIII về vai trò của KH&CN là không chỉ nhấn mạnh phát triển và ứng dụng KH&CN, mà còn đề cao yêu cầu đổi mới sáng tạo như một định hướng trung tâm của phát triển trong bối cảnh cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư đang tăng tốc. Trên cơ sở đó, một số chính sách lớn được khuyến nghị trong thời gian tới.

Theo báo cáo Đổi mới công nghệ ở Việt Nam - Đánh giá tác động của công nghệ đến tăng trưởng kinh tế do Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam (Cục Ứng dụng và Phát triển công nghệ) và Tổ chức CSIRO’s Data61 của Úc đã hợp tác tiến hành, bao gồm:

Thứ nhất là, tăng cường đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp. Nâng cao năng lực của các doanh nghiệp trong việc đổi mới công nghệ mới và đổi mới trong tổ chức thông qua thay đổi cơ cấu, chiến lược và văn hóa sẽ mang lại lợi ích kinh tế cao nhất cho Việt Nam tại thời điểm này trong sự phát triển của đất nước. Do đó, cần có các chính sách hỗ trợ đào tạo doanh nghiệp về cách sử dụng công nghệ tốt nhất và những chính sách này sẽ thay đổi khi năng lực công nghệ trong các doanh nghiệp được cải thiện và phát triển.

Trong bối cảnh hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia của Việt Nam còn yếu và đang hoàn thiện, cần ưu tiên phát triển năng lực bắt kịp trình độ công nghệ cao nhất (đường biên công nghệ) thông qua tiếp nhận và phổ biến công nghệ tiên tiến từ nước ngoài hoặc các công ty đa quốc gia, thay vì cố gắng thúc ép tạo ra công nghệ mới thông qua hoạt động sáng chế.

Thứ hai là, nâng cao hiệu quả kỹ thuật của các doanh nghiệp. Trọng tâm của hoạt động này là tối ưu hóa việc áp dụng các công nghệ đang được đổi mới. Trở thành một nhà sản xuất hiệu quả và cạnh tranh không đòi hỏi phải tạo ra các công nghệ hàng đầu. Tuy nhiên, nó đòi hỏi phải sử dụng các công nghệ một cách hiệu quả, đây là “khả năng hấp thụ công nghệ” theo nghĩa rộng hơn. Đó là các hoạt động nhằm tăng cường năng lực của các doanh nghiệp liên quan đến việc triển khai và sử dụng hiệu quả công nghệ, đặc biệt là khả năng quản lý và tổ chức của các doanh nghiệp.

Để nâng cao hiệu quả kỹ thuật của doanh nghiệp, một yếu tố quan trọng chính là tăng cường năng lực cho các đơn vị hỗ trợ. Đó là các viện về đo lường, tiêu chuẩn, thử nghiệm và chất lượng, các trường đại học và tổ chức nghiên cứu và các cơ quan hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Thứ ba là, thúc đẩy hoạt động R&D và các ngành công nghiệp mới. Hoạt động R&D giúp tăng khả năng hấp thụ công nghệ và tạo cơ hội tăng ngày càng nhiều sáng tạo công nghệ khi Việt Nam phát triển. Trọng tâm hiệu quả nhất của nỗ lực R&D là thúc đẩy chuyển giao và làm chủ công nghệ trong tất cả các giai đoạn và các ngành. Tại Việt Nam, hiện nay mức chi cho R&D/GDP còn thấp. Do vậy, cần tăng mạnh ngay trong thời gian tới, trước hết từ ngân sách nhà nước, đồng thời có cơ chế khuyến khích cao cho đầu tư vào R&D của doanh nghiệp nội và FDI, coi R&D là lĩnh vực được ưu đãi cao nhất.

Thứ tư là, phát triển nguồn nhân lực. Sự phát triển các kỹ năng và năng lực của con người là điều kiện tiên quyết đối với cả đổi mới và sáng tạo công nghệ. Kỹ năng có thể được phát triển thông qua: giáo dục chính quy, đào tạo nghề, đào tạo tại chỗ, nhập khẩu hoặc chuyển dịch lao động có kỹ năng. Tầm quan trọng của các kênh này trong phát triển nguồn nhân lực phụ thuộc vào cơ cấu kinh tế, mức độ phức tạp của tri thức được sử dụng và khả năng hấp thụ công nghệ của các doanh nghiệp.

Thứ năm là, tăng cường phát triển các công cụ chính sách và hiệu lực của cơ chế thực thi. Theo Khảo sát về Đổi mới Sáng tạo của Ngân hàng Thế Giới, thiếu sự hỗ trợ của chính phủ là một trong ba yếu tố quan trọng nhất cản trở nỗ lực đổi mới của các doanh nghiệp. Hầu hết các công cụ chính sách hiện nay tập trung vào việc phát triển cơ sở hạ tầng KH&CN, các quy định, đào tạo về kỹ năng vận hành và các tiêu chuẩn công nghiệp.

Tuy nhiên, cũng cần có nhiều hơn nữa các công cụ chính sách như khuyến khích tài chính về các khoản trợ cấp để phát triển kỹ thuật tiên tiến, thiết kế sản phẩm, đổi mới sản phẩm/quy trình/tiếp thị và R&D như ở Hàn Quốc, Đài Loan và Singapore.

Anh Minh

Bài liên quan

Tin mới

Nam Định: Quy hoạch xây dựng vùng liên huyện làm cơ sở thu hút đầu tư phát triển
Nam Định: Quy hoạch xây dựng vùng liên huyện làm cơ sở thu hút đầu tư phát triển

Hội đồng nhân dân tỉnh Nam Định vừa ban hành Nghị quyết số 32/NQ-HĐND thông qua Quy hoạch xây dựng vùng liên huyện Nam Trực - Trực Ninh đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050.

Bệnh viện Quốc tế Thái Nguyên (TNH): Dự kiến phát hành 15,2 triệu cổ phiếu, giá 10.000 đồng/CP
Bệnh viện Quốc tế Thái Nguyên (TNH): Dự kiến phát hành 15,2 triệu cổ phiếu, giá 10.000 đồng/CP

HĐQT CTCP Bệnh viện Quốc tế Thái Nguyên (TNH – sàn HOSE) vừa thông qua việc triển khai phương án chào bán cổ phiếu ra công chúng cho cổ đông hiện hữu.

CTCP Chứng khoán APG (APG): Ông Nguyễn Hồ Hưng, Chủ tịch HĐQT đăng ký mua 1 triệu cổ phiếu APG
CTCP Chứng khoán APG (APG): Ông Nguyễn Hồ Hưng, Chủ tịch HĐQT đăng ký mua 1 triệu cổ phiếu APG

Với mục đích đầu tư cá nhân, ông Nguyễn Hồ Hưng, Chủ tịch HĐQT CTCP Chứng khoán APG (APG – sàn HOSE) đăng ký mua 1 triệu cổ phiếu APG.

Thông tin lịch sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 9/5
Thông tin lịch sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 9/5

Sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 9/5 về các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán.

Công an TP. Hải Phòng thông tin về 02 vụ cháy trong ngày
Công an TP. Hải Phòng thông tin về 02 vụ cháy trong ngày

Theo thông tin từ Công an TP. Hải Phòng, ngày 8/5/2024 trên địa bàn thành phố đã xảy ra 02 vụ cháy gồm một vụ cháy tại số 42 Võ Nguyên Giáp, phường Vĩnh Niệm, quận Lê Chân và một vụ cháy xe đầu kéo tại đường 5 cũ, gần trạm thu phí An Dương.

Thống nhất thời gian, nội dung tổ chức Kỳ họp thứ 16 (chuyên đề) và Kỳ họp thường lệ giữa năm 2024 HĐND TP. Hải Phòng khóa XVI
Thống nhất thời gian, nội dung tổ chức Kỳ họp thứ 16 (chuyên đề) và Kỳ họp thường lệ giữa năm 2024 HĐND TP. Hải Phòng khóa XVI

Ngày 8/5, Thường trực HĐND TP. Hải Phòng tổ chức họp thống nhất thời gian, nội dung chuẩn bị Kỳ họp thứ 16 (chuyên đề) và Kỳ họp thường lệ giữa năm 2024 HĐND thành phố khóa XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026. Đồng chí Phạm Văn Lập, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố chủ trì cuộc họp.