Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Đón giao thừa giữa trùng khơi

Trong thời khắc giao thừa, không ít ngư dân vẫn cần mẫn giong thuyền, lướt sóng ra khơi.

Những người con của biển chấp nhận ăn Tết Nguyên đán trên biển, không chỉ vì mưu sinh mà còn mang một trọng trách lớn là giữ yên vùng biển thiêng liêng của Tổ quốc.

Giao thừa , bỗng thấy nao nao

Nàng Xuân đã đến, len qua từng đường thôn, ngõ xóm của các làng chài ven biển miền Trung. Theo tục lệ của dân vạn chài, ngày 30 Tết, tàu thuyền nhất loạt neo bến. Sang năm mới, vào mùng ba, tất thảy ngư dân cúng khai cửa, sau đó tiếp tục hành trình "theo đàn cá lội". Thế nhưng, trong cuộc mưu sinh bộn bề và có cả một thói quen tâm linh, nhiều ngư dân vẫn giong thuyền, lướt sóng ra khơi khi thời khắc giao thừa đã cận kề.

Cảng cá Đông Hải, TP Phan Rang – Tháp Chàm (Ninh Thuận), cuối chiều 30 Tết, vẫn có nhiều nhóm bạn chài tất bật chuẩn bị ngư lưới cụ cho chuyến biển đầu năm, với niềm tin một mùa cá mới bội thu.

Đón giao thừa giữa trùng khơi - Hình 1

Ngư dân chuẩn bị ngư lưới cụ cho chuyến ra khơi vào ngày 30 Tết

Anh Đỗ Tấn Hùng, chủ một chiếc tàu công suất 90 CV, cho biết từ đầu tháng Chạp, anh đã có kế hoạch cho chuyến ra khơi vào cuối chiều 30 Tết. "Hai năm rồi, tui và chục bạn thuyền đã đón Xuân trên biển, cũng kiếm được chút chút nên Tết Mậu Tuất này quyết định làm mẻ cá đầu năm lấy hên" – anh Hùng cười sảng khoái.

Anh Trần Tính, ở thị xã La Gi (Bình Thuận), bảo cảnh đón Tết trên biển cũng rất vui. "Nửa đêm, bày bánh chưng, bánh tét, rượu thịt, cải chua, dưa hành ra boong tàu, cùng nhau đón giao thừa giữa muôn trùng sóng nước, sau đó bủa lưới kéo mẻ cá đầu xuân. Cũng vui lắm" – anh Tính chia sẻ. "Nói vậy thôi chứ tui đi biển gần chục năm rồi, có 3 lần ra khơi ngày 30 Tết. Đến Giao thừa vẫn cứ thấy lòng nao nao" – anh Hoàng, đi bạn cho một tàu lưới rê ở Cà Ná (Ninh Thuận), bộc bạch.

Những ngày giáp Tết Mậu Tuất này, người bạn từ thời cấp III của tôi, anh Trương Văn Hiệp - chủ tàu chuyên câu mực ở huyện Ninh Hải (Ninh Thuận) - ghé nhà chúc Tết sớm. Hiệp bảo chiều 30 sẽ ra khơi, làm mẻ lưới đầu năm lấy hên. "Ba năm trước, mình cũng ra khơi vào ngày 30. Giao thừa, nghe Chủ tịch nước chúc tết từ Đài Tiếng nói Việt Nam, mới thấy vùng lãnh hải của đất nước thiêng liêng làm sao!" - anh Hiệp trải lòng.

Sắc Xuân giữa biển khơi

Nghề ngư phủ, có người đến vì gánh nặng mưu sinh, người thì bằng duyên nghiệp cha truyền con nối, cũng có người vận vào như một nghiệp dĩ tình cờ. Dẫu thế nào chăng nữa, tất thảy đều đậm chất lãng mạn, nồng ấm tình người. Mỗi chuyến vươn khơi là đối mặt với bao hiểm nguy, bão tố trùng khơi, rồi phải toan tính âu lo trước từng cơn "bão giá" thị trường, nhưng không mấy ngư phủ nghĩ đến chuyện bỏ biển, dẫu là ngày Tết.

Đón giao thừa giữa trùng khơi - Hình 2

Mỗi ngư dân ra khơi với niềm tin có một chuyến biển bội thu

Ông Huỳnh Đúng – một lão ngư ở xã Cà Ná, huyện Thuận Nam (Ninh Thuận) với hơn 50 năm trong nghề - đã rất… triết lý khi nói rằng mỗi nghề mỗi nghiệp, nhưng đã là ngư phủ thì nề hà chi Tết hay ngày thường. Ngư dân ra biển cuối năm chỉ mong "trời thương" cho khoang đầy cá tôm, mở hàng một năm mới thuận lợi. Biển cả lắm khi dữ dằn vẫn không làm chùn bước ngư phủ, bởi lẽ ở mỗi chuyến "du xuân biển", trong họ lại rạng ngời một niềm tin.

Mỗi chuyến đi biển trong vài ngày Tết, nếu gặp may trúng luồng cá, mỗi "bạn thuyền" được 1-1,5 triệu đồng. Để nhận được lộc biển đầu năm, trước khi xuất bến, hầu hết ngư dân đều chuẩn bị bữa cơm cúng thủy thần cuối năm khá thịnh soạn và không quên mang theo một cành mai để đón Xuân giữa biển khơi. Họ tin rằng với lòng thành, biển sẽ mang đến may mắn, cho ngư dân thuận buồm xuôi gió.

Với ngư dân cưỡi con sóng bạc ngày cuối năm, Tết dù ở xa nhưng vẫn rất gần. Bởi giữa muôn trùng sóng nước, họ luôn mang theo tình cảm ấm áp của người thân nơi đất liền cùng ước vọng tàu về cập bến, tôm cá đầy khoang.

Ngọc Linh

Tin mới

Đứt chuỗi tăng, giá nhiều hàng hóa nguyên liệu lao dốc
Đứt chuỗi tăng, giá nhiều hàng hóa nguyên liệu lao dốc

Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho biết, thị trường hàng hóa thế giới vừa đóng cửa tuần giao dịch biến động rất mạnh. 19 trên tổng số 31 mặt hàng sụt giảm, trong đó, nhiều mặt hàng đồng loạt lao dốc kéo chỉ số MXV-Index chốt tuần (29/4-3/5) giảm sâu 2,95% xuống 2.265 điểm. Tuy nhiên, nhờ tính chất giao dịch hai chiều, dòng tiền đầu tư đến thị trường vẫn được duy trì ổn định. Giá trị giao dịch toàn Sở trung bình đạt trên 5.700 tỷ đồng mỗi ngày.

Hé lộ chuỗi tiện ích sang - xịn sắp ra mắt tại khu Đông Hà Nội, nối dài thêm “kỳ tích sông Hồng”  
Hé lộ chuỗi tiện ích sang - xịn sắp ra mắt tại khu Đông Hà Nội, nối dài thêm “kỳ tích sông Hồng”  

Phía Đông Hà Nội đang “lột xác” ngoạn mục khi liên tục được bổ sung thêm những siêu tiện ích sang - xịn đẳng cấp quốc tế, giúp mang tới diện mạo khang trang, hiện đại cho Ocean City và củng cố vị thế của nơi đáng sống bậc nhất hành tinh.

BIDGROUP bị Chi cục Thuế Khu vực thành phố Thái Bình cưỡng chế thuế hơn 561 tỷ đồng
BIDGROUP bị Chi cục Thuế Khu vực thành phố Thái Bình cưỡng chế thuế hơn 561 tỷ đồng

Chi cục Thuế Khu vực thành phố Thái Bình - Vũ Thư đã ban hành Quyết định cưỡng chế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản đối với Công ty cổ phần BIDGROUP, tổng số tiền cưỡng chế là 561,5 tỷ đồng.

Dự báo, từ quý III, giá xuất khẩu cá tra tăng thêm 10%
Dự báo, từ quý III, giá xuất khẩu cá tra tăng thêm 10%

VASEP khuyến cáo, doanh nghiệp nên cân nhắc giá xuất khẩu hợp lý và điều chỉnh tăng dần từ 5-10% từ nay cho đến quý III và quý IV.

20 phương thức xét tuyển đại học năm 2024, thí sinh cần lưu ý những gì?
20 phương thức xét tuyển đại học năm 2024, thí sinh cần lưu ý những gì?

Vừa qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã công bố danh mục 20 phương thức xét tuyển đại học năm 2024. Đồng thời, có một số lưu ý với thí sinh và cơ sở đào tạo.

Nhiều công trình ở Nha Trang xây vượt tầng so với giấy phép, tự ý chuyển đổi công năng
Nhiều công trình ở Nha Trang xây vượt tầng so với giấy phép, tự ý chuyển đổi công năng

Loạt công trình ở Nha Trang , tỉnh Khánh Hòa xây vượt nhiều tầng so với giấy phép xây dựng, tự ý chuyển đổi công năng từ nhà ở sang kinh doanh.