Mấy ngày cuối tuần qua (từ 11-15/10) là khoảng thời gian mà các phương tiện thông tin đại chúng Nga rơi vào trạng thái cực kỳ hoảng hốt do bị tác động mạnh từ những số liệu về việc Bộ Quốc phòng Mỹ triển khai chương trình chế tạo các tổ hợp theo học thuyết “Đòn tấn công chớp nhoáng toàn cầu” (Prompt Global Strike-PGS).
Mặc dù nếu theo tuyên bố của đại diện Bộ Quốc phòng LB Nga Aleksandr Emelianov thì giai đoạn quan trọng nhất trong chương trình (nói trên)- thiết kế và hoàn chỉnh các phương tiện siêu âm và siêu thanh mang vũ khí chính xác cao, chỉ mới được triển khai cách đây không lâu, nhưng một số dự án (trong chương trình) thực ra đã được các tập đoàn khổng lồ Mỹ tiến hành trong hơn 8 năm qua.
Trong số các dự án đó có thể liệt kê: tên lửa đạn đạo xuyên lục địa mang một hoặc nhiều đầu tác chiến phi hạt nhân – tức những tên lửa mang các khối tác chiến cơ động tự dẫn được trang bị tổ hợp khoan thủng hệ thống phòng chống tên lửa (các kiểu vũ khí chiến lược theo học thuyết - PGS); các tên lửa có cánh chiến thuật siêu âm hoặc tên lửa có cánh tầm xa siêu thanh chống hạm/đa năng.
Các tên lửa có cánh đa năng tầm xa có thể được chia thành 2 phân lớp: 1/ tên lửa có cánh siêu thanh tầm xa kiểu Х-51 “Waverider” và v.v; và 2/ các biến thể tấn công của tên lửa phòng không có điều khiển tầm xa RIM-174 ERAM (như đã biết, Tập đoàn “Raytheon” đang ráo riết chế tạo các biến thể chống hạm tốc độ cao của nó là RIM-174 ERAM (SM-6).
Một lớp riêng biệt khác nữa là các phương tiện bay trinh sát- tấn công siêu thanh tầm cao SR-72 của “Lockheed Martin”, đây là thiết bị bay mà theo tính toán của các nhà thiết kế và Không quân Mỹ thì ngoài nhiệm vụ trinh sát từ độ cao bay 40-45 km, nó còn có thể tiến công các mục tiêu bằng các phần tử của vũ khí chính xác cao có tốc độ tới 6M và bề mặt phản xạ radar hiệu dụng siêu nhỏ.
Nếu phân tích một cách thực sự khách quan thì trong trường hợp này hoàn toàn không hề có điều gì siêu tự nhiên đối với những người am hiểu phương tiện kỹ thuật quân sự và khoa học địa chính trị.
Mặc dù vậy, trên các phương tiện thông tin và trên các diễn đàn đã xuất hiện tất cả những dấu hiệu cho thấy có tâm lý hoảng loạn qua những bài viết đao to búa lớn như “Đòn tấn công toàn cầu: Mỹ hủy diệt Nga trong vòng 60 phút” (bài của Stanislav Vorobiov mà chúng tôi mói giới thiệu chắc cũng thuộc dạng này-ND).
Đối với những người không am hiểu và hay ngờ vực thì những tài liệu (bài biết) như vậy có thể gây ra một cú stress thật sự.
Xét theo những gì mà chúng ta biết thì cái tiêu đề giật gần như vậy (của bài báo vừa nói tới) có nguồn gốc từ tuyên bố của Aleksandr Emelianov tại diễn đàn Ủy ban số một Đại hội đồng LHQ, nơi vị đại diện cao cấp này của Bộ quốc phòng Nga đã nhấn mạnh một thực tế là Lầu Năm Góc đang đẩy nhanh tiến độ đưa các phương tiện PGS vào trạng thái sẵn sàng tác chiến nhằm tăng cường đáng kể hiệu quả của hệ thống phòng thủ chống tên lửa khu vực trong thời gian sớm nhất.
Bởi vì (về nguyên tắc) sức mạnh của đòn tấn công trả đũa có thể có từ Bộ đội tên lửa chiến lược Nga và Trung Quốc sau “cuộc tấn công từ các vì sao” của các phương tiện PGS của Mỹ sẽ yếu hơn hàng chục lần so với sức mạnh của đòn tấn công củaNga và Trung Quốc nếu như hai nước này chủ động tấn công trước.
Về mặt lý thuyết, những phát biểu của đại diện Bộ Quốc phòng Nga (A.Emelianov) đã diễn đạt tương đối chính xác toàn bộ bản chất của các hành động từ phía Mỹ; nhưng sự hoảng loạn của báo chí, một số đại diện của giới truyền thống do lười tư duy về sự bố trí hiện nay của các phương tiện phòng không thuộc Bộ đội đường không- vũ trụ Nga trên chiến trường Châu Âu.
Thứ nhất, cần phải nhấn mạnh một thực tế là thậm chí hiện nay Hải quân và Không quân Mỹ về mặt kỹ thuật tuyệt đối không thể tiến hành các đòn tấn công “tước khi giới” vào các mục tiêu chiến lược quan trọng của các lực lượng vũ trang Nga, nhất là nếu sử dụng các khối tác chiến phi hạt nhân của tên lựa đạn đạo xuyên lục địa hoặc tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm.
Không thể (tiến hành một đòn tấn công như vậy) vì những lý do sau đây:
- Khả năng cơ động và khả năng giữ bí mật cực kỳ cao của các tổ hợp tên lửa chiến lược cơ động trên mặt đất kiểu RT-2PM Topol (36 quả, 36 khối tác chiến), RT-2PM2 “Topol-M” (18 quả, 18 khối tác chiến),
RS-24” Yars” (82 bệ phóng với các tên lửa đạn đạo xuyên lục địa mang nhiều khối tác chiến 15Z55M được trang bị 336 khối tác chiến tự dẫn) không cho phép các phần tử PGS siêu thanh của Mỹ đảm bảo độ chính xác cần thiết,
bởi vì để phát hiện và “đánh chặn” các đơn vị mặt đất cơ động thì tầng tác chiến (của các phần tử PGS) cần phải có đầu radar tự dẫn chủ động, nhưng những đầu tự dẫn chủ động này không thể làm việc có hiệu quả trong những lớp dưới của tầng bình lưu và tầng đối lưu do“cái kén” (lớp vỏ) plasma được tạo ra khi nó bay với tốc độ gần 12-15M.
- Không thể định vị các tổ hợp tên lửa cơ động trên mặt đất bằng các máy bay trinh sát chiến lược tầm cao RQ-4A/B và SR-72 trong tương lai vì phía trên các khu vực bố trí tổ hợp tên lửa cơ động trên mặt đất có các vùng phòng không/ phòng chống tên lửa A2/AD cực mạnh trong khoảng không gian- vũ trụ trên dải khu vực vòng cung tuyến giữa lãnh thổ Nga (tại Châu Âu), trên khu vực Ural và phần lãnh thổ phía nam Sibiri (trong các bài viết trước chúng ta đã đề cập đến việc SR-72 chỉ có khả năng vượt qua phía trên ngưỡng độ cao đánh chặn lớn nhất của tổ hợp tên lửa phòng không S-300PS/PM1 và S-300V; nhưng SR-72 không thể vượt quá tầm với của S-300V4 vì tổ hợp tên lửa này sắp được trang bị tên lửa phòng không có điều khiển 9M82MV);
- Ngưỡng giới hạn về tốc độ cực lớn khi tấn công vào các mục tiêu bị đánh chặn đối với hệ thống tên lửa phòng không S-300V4 và S-400 (có tốc độ 16.500 -17.300km/h),
kể cả đối với S-300PM1 (chỉ có11.000km) không cho phép bắn hạ các phương tiện siêu thanh như X-51 “Waverider” và trong tương lai là các phương tiện tương tự HTV-2 "Falcon " (nhưng tổ hợp tên lửa phòng không mới (của Nga) 55R6M/S-500” Triumphator-M) sẽ vô hiệu hóa tất cả các khả năng chọc thủng khu vực A2/AD của các phần tử siêu thanh tốc độ 19-25M (tức các phần tử tác chiến của tên lửa đạn đạo xuyên lục địa LGM-30G “Minuteman-III”của Mỹ), những khả năng này (vô hiệu hóa phần tử (đầu) tác chiến siêu thanh (của LGM-30G“Minuteman-III”) sẽ được hiện thực hóa bằng tên lửa đánh chặn siêu xa ngoài tầng bình lưu mang mã số77N6- tên lửa 77N6 có khả năng tiêu diệt mục tiêu đang bay với tốc độ hơn 7km/s.
- Binh chủng Vô tuyến kỹ thuật của Bộ đội đường không- vũ trụ Nga luôn được trang bị bổ sung các tổ hợp radar đa giải tần: “Nhebo-M” (chưa nước nào trên thế giới có các kiểu radar tương tự) với 3 modul các giải sóng met, decimet và cantimet (RLM-M), RLM-D và RLM-SE);
cự ly phát hiện mục tiêu có diện tích bề mặt phản xạ radar hữu dụng 0,1m2 đối với tổ hợp này là 200km (trong điều kiện có nhiễu) và gần 300-320km (khi không bị chế áp vô tuyến mạnh); cự ly thực tế phát hiện các vật thể lớn lên đến 1.800km; độ cao phát hiện đối với các mục tiêu lớn kiểu tên lửa đạn đạo có thể lên đến 1.200km, đối với các vật thể nhỏ- thì phụ thuộc vào diện tích bề mặt phản xa radar hiệu dụng và góc quan sát.
Trên thực tế, chúng ta (Nga) có tổ hợp radar mạnh nhất, có khả năng nhanh chóng cơ động đến những hướng có nguy cơ bị tấn công tên lửa cao nhất để sử dụng làm phương tiện cảnh báo đòn tấn công tên lửa và truyền dữ liệu về mục tiêu đến các hệ thống điều khiển tự động hóa kiểu “Poliana-D4M1” hoặc “Baikal” của các lữ đoàn tên lửa phòng không.
Các đài radar cảnh báo sớm hiện đại kiểu “Voronhez-DM/SM” cũng có những hạn chế cơ bản trong phát hiện các phương tiện PGS nếu chúng là các phương tiện siêu thanh có động cơ khí dòng thẳng.
Những phương tiện siêu thanh nói trên thường bay ở độ cao 45-50km, vì thế đường chân trời vô tuyến hạn chế cự ly quan sát chỉ còn khoảng gần 950km và vì vậy, những đài radar “Voronhez” hiện có không đủ để phủ hết các vùng mù trong không gian- vũ trụ của Nga tại Sibiri và Chukotka.
Tổ hợp radar cơ động 55Z6M “Nhebo-M” với khả năng có thể triển khai hoạt động chỉ trong vòng 25 phút, đã “ bù đắp” những khiếm khuyết nói trên (của các radar “Voronhez”).
Hệ thống tự động hóa điều khiển các lữ đoàn tên lửa phòng không hỗn hợp là 9S52M1 “Poliana-D4M1”- một sản phẩm “độc nhất vô nhị”(của Nga) trong cuộc đối đầu mạng trên chiến trường không gian-vũ trụ.
Máy tính điện tử công suất lớn A-50 cùng các trang thiệt bị hiện đại khác cho phép tiếp nhân và phân tích một khối lượng lớn thông tin chiến thuật về tình huống trên không cùng lúc từ một số nguồn khác nhau (từ máy bay AWACS A-50U và tổ hợp radar “Nhebo-M” đến các radar tầm thấp như “Podlet-K” và radar quan sát “Protivnik-G”.
Thông tin được truyền qua các kênh vô tuyến đa tần bảo mật với chế độ FHSS (nhảy tần số ngẫu nhiên). Những thông tin đã được xử lý (ưu tiên phân công 250 mục tiêu) được truyền cho sở chỉ huy tác chiến các đơn vị tên lửa phòng không của Lục quân và Bộ đội không gian- vũ trụ (Nga).
Từ những gì đã nói ở trên, ta thấy rõ ràng là cái trò làm “bi kịch hóa” tình hình bằng cách giật các tít kiểu như “Về việc nước Nga bị hủy diệt chỉ trong vòng 1 giờ” thuần túy chỉ một sự hoảng loạn và có nhiều điểm không đúng với thực tế.
Cái cần phải chú ý là những chi tiết hoàn toàn khác.
Khi công bố chương trình quy mô lớn về việc triển khai thiết kế các tổ hợp PGS cùng một lúc cho một số tập đoàn hàng không – vũ trụ khổng lồ của mình, Mỹ đã công khai muốn kéo Nga vào một cuộc chạy đua vũ trang quy mô chưa từng thấy, - cuộc chạy đua này có thể tạo ra cho nền kinh tế chúng ta rất nhiều, rất nhiều vấn đề .
Chính vì lý do đó mà chúng ta (Nga) trong bất kỳ trường hợp nào cũng không được phép mắc sai lầm khi quyết định đưa ra các biện pháp đáp trả.
Bởi vì quyết định giành một khoản kinh phí khổng lồ để thiết kế rất nhiều các phương tiện tấn công đường không tương tự (như của Mỹ) sẽ mặc nhiên đồng nghĩa với việc phải cắt giảm nguồn tài chính cho các chương trình như PAK FA (máy bay không quân chiến trường- chiến thuật) trong tương lai), PAK DA (máy bay không quân tầm xa - chiến lược) trong tương lai và PAK DP (máy bay không quân đánh chặn trong tương lai).
Trong khi người Mỹ đang có trong trang bị tới 170 chiếc F-22A, 105 chiếc F-35A, 50 chiếc F-35B và 25 chiếc F-35C, chúng ta chỉ có 9 mẫu đang tiếp tục được thử nghiệm ở giai đoạn 1 và giai đoạn 2 với các động cơ AL41F1 (sản phẩm 117).
Hơn nữa, như đã nói ở phần trước, đối với T-50 (Su-57) và Su-35S, (chúng ta-Nga) vẫn chưa hoàn thiện tên lửa không chiến siêu xa RVV-AE-PD trang bị động cơ tên lửa dòng thẳng tích hợp công suất lớn ở giai đoạn cuối trong quỹ đạo bay và có khả năng cơ động cao (bởi vì các tên lửa hạng nặng RVV-BD hiện có khả năng cơ động kém không đù sức “xử lý” các phương tiện bay và máy bay tiêm kích cơ động với độ quá tải = 9.
Lực lượng không quân Mỹ và các nước Châu Âu đã giải quyết thành công nhiệm vụ như vậy nhờ được trang bị các tên lửa có điều khiển phóng từ máy bay AIM-120D và MBDA “Meteor”.
Bằng cách tập trung đầu tư thiết kế và sử dụng chính các mẫu vũ khí như vậy (như vừa liệt kê), chúng ta sẽ có cơ hội giành ưu thế trước các lực lượng vũ trang thống nhất NATO trong tương lai xa.
Còn về chuyện chống các phương tiện tấn công đường không theo học thuyết PGS, thì để thực hiện nhiệm vụ này không có gì tốt hơn là thiết kế và hoàn thiện đến đầu đến đũa dự án “Tổ hợp hàng không (máy bay) đánh chặn trong tương lai (MiG-41) – (tức chương trình PAK-DP) .
Ngay kiểu máy bay đánh chặn đã được hiện đại hóa hiện có của Tập đoàn “MiG”- là máy bay đánh chặn MiG-31BM đã có một tiềm năng chưa khai thác hết trong việc tiêu diệt các vật thể ( phương tiện bay) siêu thanh tầm cao của đối phương đang bay với tốc độ đến 6.400km/h nhờ có tên lửa siêu xa “V-V” R-37 và tổ hợp radar trên máy bay “ Zaslon-AM” .
Dự án PAK DP dự tính sẽ chuyển giao (máy bay) cho Bộ đội đường không- vũ trụ (Nga) trước năm 2026 , cần phải “đưa vào cuộc sống” các máy bay đánh chặn ở độ cao lớn thế kỷ XXI.
Tốc độ tính toán của MiG-41 sẽ gần đạt ngưỡng thấp nhất của tốc độ siêu thanh (khoảng 4,3M) với trần bay thực tế gần 32-38km.
Còn về tên lửa đánh chặn trang bị cho MiG mới (MiG-41), tuy hiện chưa có bất kỳ một thông tin nào, nhưng có thể tin chắn rằng tốc độ của tên lửa này sẽ tương đương tốc độ lửa phòng không có điều khiển “mới nhất” là 9M82MV trong cơ số tác chiến của S-300V4 ( 2.600m/s) và một số cải tiến khác trong hệ thống điều khiển và kết cấu sẽ cho phép tên lửa cơ động trên tầng bình lưu và tầng trung lưu (độ cao khoảng từ 50 đến 80-85km) của bầu khí quyển Trái Đất.
Như vậy, dự án PAK DA hoàn toàn có đủ khả năng giải quyết những nhiệm vụ đặt ra trong cuộc chiến chống vũ khí chính xác cao của đối phương trong đầu thiên niên kỳ này.
Còn về các kiểu vũ khí siêu thanh trong tương lai, thì việc tiêu tốn cho chúng hàng chục tỷ rúp để chỉ cố tìm cách đi “cùng thời đại” một cách không suy nghĩ và theo đúng kế hoạch thâm hiểm của người Mỹ thì hoàn toàn không có một chút ý nghĩa gì (không nên một chút nào).
Bởi vì chắc chắn chúng sẽ không còn cơ hội có được những kiểu vũ khí cần thiết để giành ưu thế trong các cuộc xung đột cường độ cao ở quy mô khu vực.
Lê Hùng & Nguyễn Hoàng - Baodatviet