Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Đồng bằng sông Cửu Long ngày càng xuất hiện nhiều điểm sạt lở đặc biệt nghiêm trọng

Tại tỉnh đầu nguồn như An Giang, Đồng Tháp, lũ không chỉ tấn công các tuyến đê bao, đường giao thông nông thôn, đe dọa và làm thiệt hại cây trồng, vật nuôi, làm ảnh hưởng đến việc đi lại của người dân, nhất là học sinh đến trường..., mà còn gây sạt lở mạnh lên bờ sông Tiền và sông Hậu.

Theo thống kê, nhiều năm trước, sạt lở chỉ rộ lên vào 2 thời điểm lũ thượng nguồn bắt đầu đổ về và lũ rút, mùa lũ năm 2018, sạt lở lại bắt đầu rộ lên vào thời điểm lũ từ thượng, trung nguồn sông Mekong đã chảy tràn tại vùng hạ lưu. Đáng lưu ý là theo số liệu đo đạc trong 50 năm qua, lũ năm nay không phải là lũ quá lớn.Đồng bằng sông Cửu Long ngày càng xuất hiện nhiều điểm sạt lở đặc biệt nghiêm trọng - Hình 1

Sạt lở bờ kinh nội đồng đầu nguồn huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp. Ảnh: Lục Tùng

Theo ông Tăng Quốc Chính, Vụ trưởng Vụ Kiểm soát an toàn thiên tai, Tổng cục Phòng chống thiên tai (Bộ NN-PTNT), cho biết trước thời điểm năm 2010, khi Trung Quốc chưa hoàn thành các công trình thuỷ điện, tại Đồng bằng sông Cửu Long vẫn xảy ra tình trạng sạt lở bờ sông, bờ biển nhưng ở mức độ không nghiêm trọng.

Tuy nhiên, kể từ sau năm 2010 đến nay, nhiều dự án thủy điện, hồ chứa của Trung Quốc đã hoàn thành thì sạt lở bờ sông, bờ biển ngày càng gia tăng với mức độ nghiêm trọng hơn.

Thống kê từ năm 2010 đến nay, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đã có 562 điểm sạt lở trên chiều dài gần 800 km. Đáng lưu ý, khu vực này hiện đang có 55 điểm sạt lở ở mức độ đặc biệt nghiêm trọng.

Cũng theo ông Tăng Quốc Chính, nguyên nhân chính và chủ yếu dẫn đến sạt lở bờ sông và bờ biển ở Đồng bằng sông Cửu Long có tác động từ các hồ chứa. Theo quy hoạch, trên thượng lưu sông Mê Kông có 19 dự án hồ chứa đang được triển khai. Trong đó có nhiều hồ chứa lớn của Trung Quốc.

Ông Chính cho biết, đánh giá và khảo sát từ các cơ quan chuyên môn cho thấy trước đây lượng phù sa trên sông Mê Kông đổ về từ Đồng bằng sông Cửu Long khoảng 73 triệu m3/năm. Nhưng đến năm 2012, khi nhiều dự án hồ chứa được hoàn thành, lượng phù sa về khu vực này chỉ còn 42 triệu m3. Dự báo khi 19 dự án hồ chứa được hoàn thành thì lượng phù sa về Đồng bằng sông Cửu Long chỉ còn khoảng 10 - 15 triệu m3.

Bên cạnh đó còn có những tác động từ Biến đổi khí hậu toàn cầu – nước biển dâng..., nhưng cũng có ý kiến cho rằng chính những tác động của con người đã tiếp tay cho thiên công phá. Đó không chỉ là việc đắp đê bao đã khiến 2 “rốn lũ” là Tứ giác Long Xuyên và Đồng Tháp Mười mất khả năng tích trữ khoảng 16 triệu mét khối nước nên lũ tràn ra sông mà còn bởi bờ sông đang bị con người “lạm dụng”.

Các hoạt động lấn chiếm hành lang an toàn bờ sông cùng nạn khai thác cát trên sông đã làm dòng chảy đáy bị thay đổi, nên dòng lũ đói phù sa đã tấn công mạnh lên bờ sông...Đồng bằng sông Cửu Long ngày càng xuất hiện nhiều điểm sạt lở đặc biệt nghiêm trọng - Hình 2

 Sạt lở giao thông nông thôn. Ảnh: LT

Còn theo đại diện lãnh đạo tỉnh Đồng Tháp cho biết tại buổi hội ý nhanh về phương án ứng phó với lũ: Kết quả khảo sát thực tế tại vùng đầu nguồn cho thấy, lũ năm 2018 diễn biến theo xu thế mới. Không chảy mạnh vào nội đồng như mọi năm, lũ quay sang đổ dồn ra sông Tiền, nhiều khả năng sẽ gây sạt lở mạnh cho bờ sông.

Chỉ riêng An Giang, đã có 51 đoạn bờ sông xảy ra sạt lở với những mức độ khác nhau. Cụ thể vào hồi 16h ngày 11/9, sạt lở bờ sông Hậu chiều dài 52m, ăn sâu vào 25m đã buộc 13 căn nhà tại khu vực tổ 2, ấp Mỹ Khánh 2, xã Mỹ Hòa Hưng (Long Xuyên) phải di dời khẩn cấp.

Trước đó không lâu, sạt lở bờ sông Tiền đã đe dọa nhà máy nước Đông Bình – nơi cung cấp 70% nước sinh hoạt cho TP. Cao Lãnh (Đồng Tháp). Sự việc nguy cấp đến mức Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Nguyễn Thanh Hùng chỉ đạo UBND TP. Cao Lãnh thực hiện các giải pháp cấp bách để xử lý.

Với diễn biến này, các chuyên gia dự báo, khi lũ rút, nhiều khả năng sạt lở bờ sông sẽ nghiêm trọng hơn.

Hải Đăng

Tin mới

TP. Hồ Chí Minh: Hỗ trợ doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ phát triển, mở rộng thị trường
TP. Hồ Chí Minh: Hỗ trợ doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ phát triển, mở rộng thị trường

UBND TP. Hồ Chí Minh vừa ban hành kế hoạch thực hiện Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn thành phố giai đoạn 2024 - 2025.

Chủ tịch HĐQT CTCP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va tiếp tục đăng ký bán lượng lớn cổ phiếu NVL
Chủ tịch HĐQT CTCP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va tiếp tục đăng ký bán lượng lớn cổ phiếu NVL

CTCP Novagroup, tổ chức có liên quan đến ông Bùi Thành Nhơn, Chủ tịch HĐQT CTCP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (Novaland, mã NVL - sàn HOSE) tiếp tục đăng ký bán lượng lớn cổ phiếu NVL nhằm cân đối danh mục đầu tư và hỗ trợ cơ cấu nợ.

CTCP Chứng khoán DNSE đặt kế hoạch lợi nhuận sau thuế tối đa đạt 445 tỷ đồng
CTCP Chứng khoán DNSE đặt kế hoạch lợi nhuận sau thuế tối đa đạt 445 tỷ đồng

Đại hội đồng cổ đông Công ty cổ phần Chứng khoán DNSE tổ chức sáng nay (16/4) đã thông qua các kế hoạch, chỉ tiêu kinh doanh năm 2024. Theo đó, kế hoạch lợi nhuận sau thuế tối đa đạt 445 tỷ đồng.

TP. Hồ Chí Minh sẽ tổ chức hàng loạt sự kiện kích cầu du lịch
TP. Hồ Chí Minh sẽ tổ chức hàng loạt sự kiện kích cầu du lịch

Đó là một trong những chia sẻ của bà Nguyễn Thị Ánh Hoa, Giám đốc Sở Du lịch TP. Hồ Chí Minh tại cuộc họp báo thông tin về các sự kiện xúc tiến du lịch TP. Hồ Chí Minh quý II/2024 vừa được tổ chức.

Hà Tĩnh phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2024
Hà Tĩnh phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2024

Sáng 16/4, Ban Chỉ đạo liên ngành an toàn thực phẩm tỉnh Hà Tĩnh phối hợp với UBND huyện Can Lộc tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2024.

Quảng Nam sẽ đầu tư 6 cây cầu mới trên sông Trường Giang
Quảng Nam sẽ đầu tư 6 cây cầu mới trên sông Trường Giang

Ngoài việc nạo vét lòng sông có chiều dài 60 km, tỉnh Quảng Nam cũng sẽ đầu tư 6 cây cầu mới trên sông Trường Giang để hồi sinh dòng sông chạy dọc ven biển này.