Đề xuất đóng bảo hiểm xã hội theo mức lương tối thiểu vùng
Đề xuất đóng bảo hiểm xã hội theo mức lương tối thiểu vùng

Hiện nay, quy định về căn cứ đóng BHXH bắt buộc tương đối đầy đủ tại các văn bản quy định chi tiết luật; tuy nhiên, do Luật BHXH quy định chung, chưa đủ rõ, nên còn gặp khó khăn trong quá trình xây dựng các văn bản quy định chi tiết và quá trình triển khai trong thực tiễn.

Luật BHXH hiện hành chỉ có quy định về tiền lương/thu nhập làm căn cứ đóng BHXH cao nhất, nhưng chưa có quy định về tiền lương làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc thấp nhất. 

Dự thảo Luật BHXH (sửa đổi) bổ sung tiền lương làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc thấp nhất bằng một nửa mức lương tối thiểu tháng vùng cao nhất do Chính phủ công bố (cao nhất bằng 8 lần mức lương tối thiểu tháng vùng cao nhất do Chính phủ công bố); đây là cơ sở quy định căn cứ đóng BHXH đối với những đối tượng không hưởng tiền lương (chủ hộ kinh doanh; người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã không hường tiền lương;..). Đây cũng là căn cứ để xác định trách nhiệm tham gia đối với đối tượng người lao động làm việc không trọn thời gian.

Chính phủ đã quy định chi tiết nhằm xác định cụ thể các khoản phải đóng, không phải đóng BHXH bắt buộc; việc xác định tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH đối với trường hợp thỏa thuận trả lương theo giờ, ngày, tuần và theo sản phẩm

Về tiền lương làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc đối với khu vực ngoài nhà nước cơ bản kế thừa quy định hiện hành, quy định cụ thể hơn theo hướng tiền lương làm căn cứ đóng BHXH là tiền lương tháng. Trong đó, mức lương, phụ cấp lương, các khoản bổ sung khác, được trả thường xuyên và ổn định trong mỗi kỳ trả lương.

Bên cạnh đó, dự thảo Luật BHXH sửa đổi các trợ cấp gắn với mức lương cơ sở theo hướng quy định bằng số tiền cụ thể (bằng với mức tuyệt đối của hiện hành), đồng thời quy định các mức này được điều chỉnh khi Chính phủ điều chỉnh lương hưu và trợ cấp BHXH.

Đề xuất đóng BHXH bắt buộc của Bộ LĐ-TB-XH dựa trên 2 cơ sở: Cơ sở chính trị (Nghị quyết 28-NQ/TW) sửa đổi quy định về căn cứ đóng BHXH của khu vực DN ít nhất bằng khoảng 70% tổng tiền lương và các khoản thu nhập khác có tính chất lương của NLĐ để khắc phục tình trạng trốn đóng, đóng không đủ BHXH, ảnh hưởng đến khả năng cân đối Quỹ BHXH và quyền lợi của người lao động.

PV