Theo đó, đối với trường hợp test nhanh kháng nguyên dương tính, cụ thể:
Bước 1: Khi phát hiện ca nghi nhiễm (test nhanh dương tính), bố trí khu vực tạm thời cho đối tượng nghi nhiễm.
Bước 2: Trường hợp bệnh nhân có chỉ định nhập viện điều trị cấp cứu: cơ sở y tế cần xử trí cho bệnh nhân kịp thời, nếu vượt quá khả năng chuyên môn cần hội chẩn với bệnh viện tuyến trên để chuyển tuyến.
Đối với trường hợp bệnh nhân không có chỉ định nhập viện: tùy thuộc vào lý do đi khám bệnh, mời Bác sĩ đa khoa hoặc chuyên khoa đến khám bệnh cho người bệnh tại buồng cách ly, để kê đơn điều trị; hướng dẫn bệnh nhân ký cam kết thực hiện khai báo y tế tại Trạm Y tế khi về nơi cư trú (biểu mẫu kèm theo); thông báo cho trạm y tế nơi bệnh nhân cư trú biết để theo dõi.
Bước 3: Quản lý đối tượng nghi nhiễm tại nơi cư trú đối: người nhiễm liên hệ Trạm Y tế để khai báo; Trạm Y tế điều tra, theo dõi đối tượng, thực hiện lấy mẫu xét nghiệm RT-PCR để khẳng định.
Đồng thời, đối với trường hợp xét nghiệm RT-PCR dương tính: khi PCR (+) có CT < 30: xác định ca nhiễm, đánh giá nguy cơ người nhiễm theo Phụ lục 3, xử trí theo tình trạng lâm sàng của bệnh nhân.
PCR (+) có CT ≥ 30: thực hiện như bước 2 ở trường hợp test nhanh kháng nguyên dương, làm lại XN sau 24 giờ.
Tùy theo kết quả PCR: nếu PCR (-): không xác định ca nhiễm, kết thúc theo dõi; nếu PCR (+) xác định ca nhiễm, đánh giá nguy cơ theo Phụ lục 3, xử trí theo tình trạng lâm sàng của bệnh nhân.
PV