Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Dự kiến 29/5, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng sẽ trình Quốc hội phê chuẩn Công ước số 98

Theo chương trình dự kiến, vào ngày 29/5/2019 Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng sẽ trình bày Tờ trình về việc gia nhập Công ước số 98 của Tổ chức lao động quốc tế (ILO) về áp dụng những nguyên tắc của quyền tổ chức và thương lượng tập thể.

Chiều ngày 10/5, trong chương trình phiên họp thứ 34, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc gia nhập Công ước số 98 của ILO về Áp dụng những nguyên tắc của quyền tổ chức và thương lượng tập thể.

Thừa ủy quyền của Chủ tịch nước trình bày Tờ trình về việc gia nhập Công ước số 98 của ILO về Áp dụng những nguyên tắc của quyền tổ chức và thương lượng tập thể, Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước Đào Việt Trung nêu rõ, trên cơ sở đề nghị của Chính phủ, căn cứ quy định của Hiến pháp, Luật Điều ước quốc tế, Chủ tịch nước đề nghị Quốc hội xem xét, quyết định gia nhập Công ước số 98 của ILO tại kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XIV.

Theo Chương trình dự kiến kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XIV, Quốc hội sẽ khai mạc vào ngày 20/5, bế mạc ngày 14/6. Tại kỳ họp này, Quốc hội sẽ thông qua 7 dự án luật và 2 nghị quyết, cho ý kiến về 9 dự án luật.

Dự kiến 29/5, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng sẽ trình Quốc hội phê chuẩn Công ước số 98 - Hình 1

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng

Trong bối cảnh Việt Nam đang tăng cường hội nhập kinh tế - quốc tế, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, việc gia nhập Công ước số 98 là rất cần thiết và có ý nghĩa trên tất cả các mặt chính trị, pháp lý và kinh tế - xã hội.

Các nội dung chính của Công ước bao gồm bảo vệ người lao động và Công đoàn trước các hành vi phân biệt đối xử chống Công đoàn của người sử dụng lao động, bảo vệ tổ chức của người lao động khi bị người sử dụng lao động can thiệp, thao túng và những biện pháp thúc đẩy thương lượng tập thể tự nguyện, thiện chí.

Khi Việt Nam gia nhập Công ước số 98, người lao động sẽ được hưởng lợi về tiền lương và điều kiện lao động tốt hơn thông qua thương lượng tập thể được thực hiện một cách thực chất và hiệu quả. Người sử dụng lao động cũng được hưởng lợi do thương lượng tập thể thực chất, tăng năng suất lao động, hạn chế, phòng ngừa tranh chấp lao động, đình công và xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định. Từ đó góp phần ổn định và phát triển kinh tế - xã hội.

Trình bày báo cáo thuyến minh về việc gia nhập Công ước số 98 của ILO của Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cũng cho rằng trong bối cảnh hiện nay, việc gia nhập Công ước số 98 của ILO là rất cần thiết. Việc gia nhập và thực hiện Công ước 98 chính là giải pháp cụ thể nhằm thực hiện chủ trương của Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp. Việc gia nhập Công ước 98 đồng thời là để thực hiện cam kết của Việt Nam trong các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới.

Kết luận nội dung thảo luận, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng nêu rõ, việc cho ý kiến về gia nhập Công ước số 98 của ILO là nội dung quan trọng trong đổi mới chính trị của Việt Nam và thể hiện sự thận trọng của Việt Nam khi tham gia các điều ước quốc tế.

Qua thảo luận, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đều tán thành với Tờ trình của Chủ tịch nước và Báo cáo thuyết minh của Chính phủ về sự cần thiết gia nhập Công ước số 98; nhất trí với việc trình Quốc hội xem xét phê chuẩn gia nhập Công ước số 98, không bảo lưu nội dung nào của Công ước.

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội cũng đánh giá Công ước số 98 không có quy định nào trái với Hiến pháp 2013 và các nội dung của Công ước đều phù hợp và bảo đảm khả năng nội luật hóa để bảo đảm tính thống nhất trong hệ thống pháp luật.

PV

Bài liên quan

Tin mới

Các giải pháp giảm phát thải khí nhà kính trong nông nghiệp
Các giải pháp giảm phát thải khí nhà kính trong nông nghiệp

Theo Vụ Tiêu chuẩn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, phát thải khí nhà kính là một trong những nguyên nhân chính gây biến đổi khí hậu trên toàn cầu - một trong những thách thức đối với nhiều quốc gia trên thế giới, ảnh hưởng đến mọi mặt kinh tế, chính trị, ngoại gia và an ninh.

Các lô hàng sẽ bị chặn tại biên giới EU nếu được sản xuất bằng lao động cưỡng bức
Các lô hàng sẽ bị chặn tại biên giới EU nếu được sản xuất bằng lao động cưỡng bức

Nếu một sản phẩm bị cho là được sản xuất bằng cách sử dụng lao động cưỡng bức, sản phẩm đó sẽ không thể bán được ở thị trường Liên minh Châu Âu (EU) nữa và các lô hàng sẽ bị chặn tại biên giới EU.

Bắc Ninh thúc đẩy hợp tác với tỉnh Đông Kazakhstan
Bắc Ninh thúc đẩy hợp tác với tỉnh Đông Kazakhstan

Từ ngày 21 đến ngày 27/4, Đoàn đại biểu tỉnh Bắc Ninh do đồng chí Ngô Tân Phượng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng Đoàn có chuyến đi thăm, làm việc tại Kazakhstan.

Hôm nay, học sinh lớp 12 bắt đầu thử đăng ký thi tốt nghiệp THPT
Hôm nay, học sinh lớp 12 bắt đầu thử đăng ký thi tốt nghiệp THPT

Từ 24/4 - 28/4, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) sẽ mở hệ thống quản lý thi tại địa chỉ thisinh.thithptquocgia.edu.vn để học sinh lớp 12 đăng ký thử thi tốt nghiệp THPT năm 2024.

Học sinh lớp 12 bắt đầu thử đăng ký thi tốt nghiệp THPT từ hôm nay
Học sinh lớp 12 bắt đầu thử đăng ký thi tốt nghiệp THPT từ hôm nay

Theo thông báo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, học sinh lớp 12 trên cả nước có 5 ngày để thử đăng ký thi tốt nghiệp THPT năm 2024. Hôm nay, ngày 24/4 học sinh đăng ký thử để làm quen với hệ thống đến hết 28/4.

Bắc Ninh: Ký kết chương trình phối hợp công tác giáo dục thể chất và thể thao học đường cho học sinh phổ thông
Bắc Ninh: Ký kết chương trình phối hợp công tác giáo dục thể chất và thể thao học đường cho học sinh phổ thông

Chiều 23/4, Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Trường Đại học Thể dục Thể thao Bắc Ninh tổ chức Hội nghị ký kết chương trình phối hợp công tác giáo dục thể chất và thể thao học đường cho học sinh phổ thông tỉnh Bắc Ninh từ năm học 2023 - 2024.