Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Đường BOT Quốc lộ 2: Tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông

Khi lưu thông trên tuyến đường BOT quốc lộ 2, phương tiện tham gia giao thông (ô tô) phải đóng phí đường bộ the

THCL Khi lưu thông trên tuyến đường BOT quốc lộ 2, phương tiện tham gia giao thông (ô tô) phải đóng phí đường bộ theo quy định, nhưng “lợi ích toàn diện” của người tham gia giao thông vẫn chưa được bảo đảm.

Đoạn đường chạy qua huyện Sóc Sơn chưa có cây xanh và bảng chống lóa

Năm 2003, Chính phủ ban hành cơ chế xã hội hóa vốn đầu tư làm đường, Tổng Công ty Sông Đà được chọn là nhà thầu thi công tuyến quốc lộ 2 đoạn Nội Bài (Hà Nội) qua thành phố Vĩnh Yên đến hết xã Đồng Văn (Yên Lạc, Vĩnh Phúc) theo hình thức hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT) với tổng chiều dài 22km, vốn đầu tư hơn 800 tỷ đồng. Dự án được triển khai thi công từ tháng 2/2005,  chia làm 2 giai đoạn và được đưa vào sử dụng từ giữa tháng 12/2008.

Là tuyến giao thông huyết mạch nối Hà Nội đi 6 tỉnh phía Bắc (thời điểm chưa có đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai), khi hoàn thành tuyến đường BOT này đã kéo theo tốc độ đô thị hóa và công nghiệp dọc đường rất nhanh với quy mô lớn. Dẫn đến tình trạng lưu lượng xe phục vụ các khu công nghiệp và các dự án xây dựng của các tỉnh Phú Thọ, Hà Giang, Tuyên Quang, Yên Bái, Lào Cai thường xuyên đi qua làm cho kết cấu nền, mặt đường bị hư hỏng và xuống cấp nhanh. Ở đoạn đường qua xã Quất Lưu (Bình Xuyên), Bình Định (Yên Lạc) còn bị một số kẻ gian bẻ lá thép chắn ánh đèn xe ô tô buổi tối trên làn phân đường.

Thêm nữa, đó là tình trạng sụt lún mặt đường, làm hệ hống thoát nước ở những đoạn qua khu dân cư và khu công nghiệp của dự án hầu như không còn tác dụng. Vào mùa mưa, do các khu vực thiết kế trước đây đã bị san lấp dẫn đến mặt đường hư hỏng, nước tràn lên mặt đường cản trở phương tiện lưu thông trên đường. Ngoài ra, ở một số địa phương mở thêm nhiều đầu nối vào đường BOT làm thay đổi, phá vỡ tổ chức giao thông làm  xuất hiện các "điểm đen" làm tăng thêm nguy cơ tai nạn và mất an toàn giao thông.

Được biết, lưu lượng xe trong 3 năm (2013-2015) vượt quá phương án tài chính hợp đồng rất cao. Năm 2013 là 12.745 lượt xe/ngày đêm, vượt 180% so với dự kiến thiết kế; năm 2014 là 10.964 xe/ngày đêm, vượt 141%; năm 2015 là gần 14.500 lượt xe/ngày đêm, vượt hơn 220%. Sự quá tải trên đã có tác động không nhỏ, làm hư hỏng mặt đường nhanh hơn khiến cho phương tiện qua lại không đảm bảo an toàn trong khi vẫn phải trả phí khi lưu thông trên tuyến đường này. Được biết, trong 2 năm 2014-2015, Công ty Cổ phần BOT quốc lộ 2 đã sửa chữa hơn 32.450m2 mặt đường, xây bổ sung 900m rãnh thoát nước, góp phần đảm bảo an toàn giao thông trên tuyến.

Điểm đáng lưu ý là người có phương tiện (ô tô) qua đường BOT phải đóng phí nhưng lại không được hưởng “lợi ích toàn diện” theo phương án thiết kế đường, đó là: Đường phải có cây xanh, điện thắp sáng, dải phân cách, bảng chống lóa. Nếu quan sát đoạn từ cuối điểm ở thị xã Phúc Yên (tỉnh Vĩnh Phúc) đến điểm đầu địa phận huyện Sóc Sơn (Hà Nội) thì dải phân cách có cây xanh, đèn chiếu sáng và bảng chống lóa, còn địa phận huyện Sóc Sơn (Hà Nội) thì vẫn chưa có.

Ngoài ra, tại nút giao thông giữa Quốc lộ 2 với đường Bắc Thăng Long - Nội Bài (nút giao đầu tuyến của dự án BOT QL2 là cửa ngõ của thủ đô Hà Nội) là điểm chuyển tiếp từ Hà Nội đi các tuyến giao thông huyết mạch phía Bắc như quốc lộ 2, sân bay Nội Bài; tuyến cao tốc Nội Bài-Lào Cai, Quốc lộ 3 đi Thái Nguyên. Vị trí này vòng xuyến rất nhỏ và hẹp trong khi lưu lượng xe đi qua rất lớn, luôn tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông.

Anh Nguyễn Văn Lượng, 37 tuổi, quê ở xã Đồng Văn, huyện Yên Lạc (Vĩnh Phúc) cho biết: “Tôi thường xuyên đi trên đường tránh để lên Thái Nguyên vận chuyển hàng hóa, dọc theo đường xuất hiện nhiều điểm cua nhưng không có rào chống lóa, tài xế nào chạy nhanh thì sẽ rất nguy hiểm. Nếu có bảng chống lóa thì dễ dàng nhận biết được đường phía trước hơn, nhất là vào ban đêm sẽ giảm tai nạn.

Từ khi xong đường cho đến bây giờ chưa thấy đoạn qua địa bàn Hà Nội (khoảng gần 10km) lắp đèn chiếu sáng và tấm chống lóa”. Một cán bộ CSGT của huyện Sóc Sơn (Hà Nội) cho biết thêm: “Hầu hết các vụ tai nạn đều xuất phát từ nguyên nhân tài xế bị hạn chế tầm nhìn dẫn tới va chạm. Tại ngã tư giao nhau Quốc lộ 2 BOT là nơi tai nạn nhiều và nặng nhất, chúng tôi đã có kiến nghị lên cấp trên nhưng chưa thấy khắc phục về việc lắp hệ thống chống lóa trên đoạn đường này.

Ngày 29/10/2015, Tổng cục Đường bộ Việt Nam (ĐBVN) đã có Văn bản số 5962/TCĐBVN-QLBTĐB về “Công tác đảm bảo an toàn giao thông trên tuyến BOT Quốc lộ 2 (đoạn Km13-Km29+300), tỉnh Vĩnh Phúc” gửi Công ty Cổ phần BOT Quốc lộ 2; Sở GTVT Vĩnh Phúc; Cục Quản lý Đường bộ I, với nội dung như sau: “Tổng cục ĐBVN nhận được văn bản số 1511/SGTVT-KH-QLGT ngày 24/9/2015 của Sở GTVT Vĩnh Phúc về việc bảo đảm an toàn giao thông trên tuyến Quốc lộ 2 BOT địa phận tỉnh Vĩnh Phúc phản ánh về tình trạng hư hỏng mặt đường, hệ thống đèn chiếu sáng, biển chắn lóa, giải phân cách và công tác quản lý, bảo trì, khai thác tuyến BOT Quốc lộ 2 ảnh hưởng đến an toàn giao thông và điều kiện khai thác công trình”. Tuy nhiên, Công văn này chưa đề cập phía Hà Nội lắp đèn chiếu sáng và bảng chống lóa trên dải phân cách đây là sự chưa công bằng với người tham gia giao thông BOT QL2.

Theo hợp đồng xây dựng đường BOT Quốc lộ 2 Hà Nội - Vĩnh Phúc thì việc lắp đèn chiếu sáng và bảng chống lóa trên đường, qua địa phương (tỉnh, thành phố) nào thì địa phương đó lắp. Nhưng đến nay, chỉ có địa phận tỉnh Vĩnh Phúc thực hiện tốt việc lắp đèn chiếu sáng và bảng chống lóa, còn đoạn thuộc địa phận Hà Nội chưa lắp đèn chiếu sáng, đặc biệt là nút giao đầu tuyến của dự án BOT QL2 là cửa ngõ của thủ đô Hà Nội. Là điểm chuyển tiếp từ Hà Nội đi các tuyến giao thông huyết mạch phía Bắc như quốc lộ 2, sân bay Nội Bài; tuyến cao tốc Nội Bài-Lào Cai, Quốc lộ 3 đi Thái Nguyên vẫn tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn cao.

Thiết nghĩ, các ngành chức năng sớm giải quyết theo quy định cuả pháp luật để người dân và phương tiện tham gia giao thông trên quốc lộ 2 BOT được hưởng quyền và lợi ích một cách công bằng, giảm nguy cơ tan nạn trên tuyến đường này.

Long Trần – Tiến Dũng

 

Tin mới

Giá cà phê hôm nay 26/4: Tăng lên 132.000 đồng/kg
Giá cà phê hôm nay 26/4: Tăng lên 132.000 đồng/kg

Giá cà phê hôm nay, ngày 26/4, giá cà phê tăng thêm 2.700 - 3.300 đồng/kg. Giá cà phê hiện tại tăng lên 132.000 đồng/kg, giá mua cao nhất tại tỉnh Đắk Nông là 132.200 đồng/kg.

VN-Index hôm nay: Thị trường trong giai đoạn tích lũy ngắn hạn, có rủi ro
VN-Index hôm nay: Thị trường trong giai đoạn tích lũy ngắn hạn, có rủi ro

Trong phiên hôm nay 26/4, chỉ số VN-Index vẫn tiếp tục biến động trong vùng giá 1.200 – 1.225 điểm. Thị trường có dấu hiệu bước vào giai đoạn tích lũy ngắn hạn nên đồ thị giá có thể sẽ còn biến động hẹp trong những phiên giao dịch tới với thanh khoản thấp.

Bộ Tư pháp đề xuất bãi bỏ toàn bộ 13 văn bản quy phạm pháp luật
Bộ Tư pháp đề xuất bãi bỏ toàn bộ 13 văn bản quy phạm pháp luật

Bộ Tư pháp đang dự thảo Nghị định của Chính phủ bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ do các căn cứ pháp lý ban hành không còn phù hợp, hết hiệu lực.

Giá vàng hôm nay 26/4: Tăng giảm trái chiều
Giá vàng hôm nay 26/4: Tăng giảm trái chiều

Giá vàng hôm nay 26/4/, giá vàng tiếp tục biến động trái chiều, đưa giá về mốc 84,3 triệu đồng/lượng bán ra, vàng thế giới quay đầu bật tăng trở lại.

Dự báo thời tiết ngày 26/4: Cả nước ngày nắng nóng, đêm mưa
Dự báo thời tiết ngày 26/4: Cả nước ngày nắng nóng, đêm mưa

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia cho biết, ngày 26/4, cả nước ngày nắng nóng, nhiệt độ cao nhất trên 39 độ, đêm có mưa rào và dông.

Tỷ giá USD hôm nay 26/4: Lao dốc, xuống mốc 105
Tỷ giá USD hôm nay 26/4: Lao dốc, xuống mốc 105

Rạng sáng 26/4, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD giảm 10 đồng, hiện ở mức 24.264 đồng. Chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt giảm 0,29%, xuống mốc 105,57.