Hội thảo “Khu vực Duyên hải miền Trung (DHMT) cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, hướng tới nền kinh tế xanh và phát triển bền vững” do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Cơ quan phát triển Quốc tế Hoa Kỳ tại Việt Nam (USAID Việt Nam) phối hợp với UBND tỉnh Bình Định tổ chức.

Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: Viết Hiền
Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: Viết Hiền

Tham dự  Hội thảo có các vị: Võ Tân Thành, Phó Chủ tịch Liên đoàn VCCI; Lâm Hải Giang, Tỉnh ủy viên, Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Định; Phan Thái Bình, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Quảng Nam; Douglas Balko, Giám đốc Phòng Giáo dục, Phát triển kinh tế và Quản trị nhà nước, Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ tại Việt Nam; TS. Hoàng Hồng Hiệp – Quyền Viện trưởng Viện Khoa học xã hội vùng Trung Bộ; TS. Đặng Hồng Hạnh, Đồng sáng lập - Giám đốc điều hành Công ty CP Tư vấn Năng lượng và Môi trường (VNEEC); đại diện lãnh đạo một số tỉnh, thành phố; Hiệp hội ngành nghề; các doanh nhân, nhà đầu tư khu vực DHMT…

Theo Ban Tổ chức Phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường (BVMT) là một định hướng quan trọng của Đảng, Nhà nước. Nhằm hiện thực hóa định hướng này, Liên đoàn VCCI với sự hỗ trợ cửa USAID Việt Nam đã xây dựng và công bố Chỉ số Năng lượng ccanhj tranh cấp tỉnh (PCI) trong 19 năm qua và Chỉ số Xanh cấp tỉnh (PGI) từ năm 2022 đến nay. Các bộ chỉ số này cung cấp thông tin đầu vào hỗ trợ các tỉnh, thành phố thú đẩy việc tạo lập môi trường kinh doanh hướng towisphats triển xanh bèn vững…

Vì vậy, mục đích cửa Hội thảo “Khu vực DHMT cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, hướng tới nền kinh tế xanh và phát triển bền vững” là nhằm hỗ trợ chính quyền các tỉnh, thành phố DHMT thúc đẩy liên kết vùng, trao đổi các sáng kiến, mô hình thành công về chuyển đổi xanh nhằm tạo lập môi trường kinh doanh theo định hướng phát triển bền vững…

Ông Lâm Hải Giang phát biểu chào mừng Hội thảo. Ảnh:V.H
Ông Lâm Hải Giang phát biểu chào mừng Hội thảo. Ản V.H.

Phát biểu chào mừng Hội thảo “Khu vực DHMT cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, hướng tới nền kinh tế xanh và phát triển bền vững”, thay mặt lãnh đạo tỉnh Bình Định, ông Lâm Hải Giang cho biết: Trong nhiều năm qua, Bình Định luôn nỗ lực không ngừng trong công tác cải cách hành chính nhằm nâng cao tính năng động của chính quyền, trở thành điểm sáng trong thu hút đầu tư. Chính quyền địa phương đã chú trọng nâng cao tính minh bạch, năng lực cán bộ các cơ quan công quyền; tăng cường sự phối hợp giữa các bên để giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ phát triển KT-XH và hợp tác kinh tế quốc tế.  

Để phù hợp với xu thế hợp tác phát triển mạnh mẽ hiện nay, lãnh đạo tỉnh  đang tiếp tục đổi mới phương thức làm việc theo tinh thần “làm gương, kỷ cương, trọng tâm, bứt phá", chuyển đổi tư duy từ "chính quyền quản lý" sang "chính quyền phục vụ", lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động trong khuôn khổ quy định pháp luật.

Trên địa bàn tỉnh hiện có 89 dự án FDI vớig tổng vốn đăng ký trên 1,2 tỷ USD. Lũy kế từ đầu năm đến nay, tỉnh đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký DN cho 989 DN và đơn vị trực thuộc thành lập mới với tổng vốn đăng ký trên 6.200 tỷ đồng. Thu hút được 30 dự án đầu tư với tổng vốn đăng ký đầu tư trên 4.100 tỷ đồng.

Theo PCI 2023, tổng số điểm PCI tỉnh Bình Định đạt được là 67,44 điểm, tăng 0,79 điểm so với năm 2022 (66,65 điểm), xếp thứ hạng 25/63 tỉnh, thành phố, thuộc nhóm 30 địa phương có chất lượng điều hành kinh tế tốt nhất trong năm 2023. Đối với Chỉ số PGI, Bình Định đạt 23,37 điểm, tăng 8,19 điểm so với năm 2022 (14,18 điểm).

Đại biểu lãnh đạo, quan khách tham dự Hội thảo. Ảnh: Viết Hiền
Đại biểu lãnh đạo, quan khách tham dự Hội thảo. Ảnh: Viết Hiền

Mặc dù Bình Định luôn nằm trong nhóm được xếp hạng tốt và khá nhưng nhìn chung chỉ số PCI và PGI của Bình Định vẫn chưa được cải thiện rõ rệt. Điều đó đòi hỏi cần phải nổ lực nhiều hơn nữa để cải thiện điểm số cũng như thứ bậc trong bảng xếp hạng PCI và PGI.  Vì vậy, trên tinh thần tạo môi trường đầu tư thuận lợi, thông thoáng, an toàn đối với các nhà đầu tư, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 4147/QĐ-UBND về quy chế phối hợp giải quyết các thủ tục hành chính về đầu tư, xây dựng, đất đai, môi trường và phòng cháy chữa cháy trên địa bàn tỉnh. Theo đó, thời gian giải quyết các thủ tục từ khi chấp thuận chủ trương đầu tư đến khi có Giấy phép xây dựng đối với các dự án ngoài Khu kinh tế, Khu công nghiệp được rút ngắn từ 242 ngày theo quy định còn 118 ngày, các dự án trong Khu kinh tế, Khu công nghiệp  từ 145 ngày theo quy định được rút ngắn còn 60 ngày.

Cũng theo ông Lâm Hải Giang: Bên cạnh công tác cải cách hành chính, tỉnh Bình Định cũng chú trọng đến công tác phát triển kinh tế xanh và bền vững. Vì vậy, Hội thảo “Khu vực DHMT cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, hướng tới nền kinh tế xanh và phát triển bền vững” là dịp để các chuyên gia, cộng đồng DN, doanh nhân trong nước và quốc tế nắm bắt được xu hướng nâng cao chất lượng quản trị môi trường đầu tư gắn với tăng trưởng xanh, nhằm đảm bảo thực hiện thành công các mục tiêu phát triển KT-XH, góp phần tạo lập môi trường đầu tư thông thoáng, cởi mở và bền vững…

Ông Douglas Balko phát biểu tại Hội thảo. Ảnh: V.H
Ông Douglas Balko phát biểu tại Hội thảo. Ảnh: V.H

Phát biểu tại Hội thảo “Khu vực DHMT cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, hướng tới nền kinh tế xanh và phát triển bền vững”, ông Douglas Balko ho biết: Hội thảo là một thời điểm quan trọng trong quá trình chúng ta cùng đồng hành hướng tới cải thiện môi trường kinh doanh và phát triển kinh tế tại các tỉnh, thành phố của Việt Nam. Nằm trong khuôn khổ Dự án Sáng kiến Chỉ số PGI do VCCI thực hiện.

Vì vậy, Hội thảo là minh chứng cho tầm nhìn chung của USAID Việt Nam và VCCI về một tương lai xanh hơn, bền vững hơn. Chỉ số PCI không chỉ là một công cụ đo lường, đánh giá mà còn là chất xúc tác cho thay đổi, góp phần thúc đẩy các cải cách tăng cường tính bền vững về môi trường và khả năng chống chịu của nền kinh tế.

TS Đặng Hồng Hạnh trình bày tham luận. Ảnh: Viết Hiền
TS Đặng Hồng Hạnh trình bày tham luận. Ảnh Viết Hiền.

Đối với tỉnh Bình Định, dây là một điển hình về những tiến bộ trong việc chúng ta đang cùng nhau hướng tới mục tiêu xây dựng tăng trưởng xanh. Với vị trí chiến lược tại khu vực DHMT, Bình Định đã tận dụng lợi thế về vị trí địa lý kinh tế của mình để trở thành một cửa ngõ quan trọng về đầu tư, thương mại, du lịch và phát triển kinh tế xanh. Nền kinh tế đa đạng của tỉnh, với các trụ cột chính là công nghiệp, nông nghiệp, du lịch, dịch vụ và kinh tế biển, đã cho thấy cam kết của Bình Đình về tăng trưởng cân bằng và bền vững…

Riêng về Hội thảo hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau phân tích các kết quả PGI 2023 của khu vực DHMT. Phân tích này sẽ cung cấp các thông tin hữu ích về những tiến bộ đã đạt được và những lĩnh vực có thể tiếp tục cải thiện. Quan trọng hơn, Hội thảo là không gian để các tỉnh chia sẻ kinh nghiệm xây dựng nền kinh tế xanh. Qua việc học hỏi từ các tỉnh bạn, chúng ta có thể xây dựng những chiến lược sáng tạo để tăng cường các liên kết khu vực, thúc đẩy phát triển bền vững…

Ông Phạm Ngọc Thạch trình bày tham luận tại Hội thảo. Ảnh: V.H
Ông Phạm Ngọc Thạch trình bày tham luận tại Hội thảo. Ảnh V.H

Tiếp đó, Ban Tổ chức Hội thảo Khu vực DHMT cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, hướng tới nền kinh tế xanh và phát triển bền vững” đã tiến hành 2 phiên thảo luận. Trong đó, chủ đề của phiên thaao luận thứ nhất là “Chỉ số Xanh cấp tỉnh và nâng cao chất lượng quản trị môi trường  hướng tới phát triển bền vững”; òn chủ đề của phiên thảo luận thứ hai là “Thực tiễn tốt trong thúc đẩy môi trường kinh doanh thân thiện với môi trường và gợi ý cho khu vực DHMT”.

Theo đó, qua 2 phiên thảo luận, các dại biểu đã được nghe các chuyên gia, doanh nhân, nhà đầu tư, nhà quản ly giới thiệu môt số chuyên đề, như: “Nâng cao chất lượng quản trị môi trường hướng tới phát triển bền vững: Môi trường kinh doanh khu vực DHMT và những vấn đề đặt ra đối với phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường của khu vực”; “Tăng trưởng kinh tế và bài toán môi trường – thách thức đối với các tỉnh, thành phố trong khu vực DHMT”; “Chuyển đổi xanh và những vấn đề đặt ra đối với chính quyền cấp tỉnh”; “những thực tiễn tốt của các tỉnh, thành phố trong khu vực DHMT”…

TS Hoàng Hồng Hiệp trình bày tham luận. Ảnh: Viết Hiền
TS. Hoàng Hồng Hiệp trình bày tham luận. Ảnh Viết Hiền.

Trong số này có một số tham luận được các đại biểu quan tâm, dánh giá cao, như: “Chuyển đổi xanh và những vấn đề đặt ra đối với chính quyền cấp tỉnh” (của TS. Đặng Hồng Hạnh); “Nâng cao chất lượng quản trị môi trường hướng tới phát triển bền vững: Môi trường kinh doanh khu vực DHMT và những vấn đề đặt ra đối với phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường của khu vực” (của ông Phạm Ngọc Thạch, Phó trưởng ban, Ban Pháp chế VCCI); “Tăng trưởng kinh tế và bài toán môi trường – thách thức đối với các tỉnh, thành phố trong khu vực DHMT” (của TS. Hoàng Hồng Hiệp)…

                                                 Viết Hiền

  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •  
  •