Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

EVN đảm bảo cung ứng đủ điện phục vụ phát triển kinh tế - xã hội

6 tháng đầu năm 2019, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và các đơn vị đã có nhiều cố gắng nỗ lực đảm bảo cung ứng đủ điện phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của cả nước và sinh hoạt của nhân dân tại các địa phương, các sự kiện chính trị xã hội...

Vượt khó hoàn thành nhiệm vụ

Trong 6 tháng đầu năm 2019, EVN thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh với nhiều khó khăn: nhu cầu điện tăng trưởng cao, đặc biệt có nhiều đợt nắng nóng trên diện rộng, trong khi đó hệ thống điện hầu như không có dự phòng về nguồn điện, tình hình thủy văn nước về các hồ thủy điện kém và nguồn cung nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện giảm so với kế hoạch... Mặc dù vậy, EVN và các đơn vị đã có nhiều cố gắng nỗ lực đảm bảo cung ứng đủ điện phục vụ phát triển kinh tế xã hội của cả nước và sinh hoạt của nhân dân tại các địa phương, các sự kiện chính trị xã hội, các kỳ họp Quốc hội Khóa XIV, dịp Tết Nguyên đán Kỷ Hợi, các hoạt động lễ hội truyền thống đầu năm; đảm bảo điện tuyệt đối an toàn phục vụ Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều; đảm bảo điện phục vụ các kỳ thi vào lớp 10 trung học phổ thông và kỳ thi trung học phổ thông quốc gia. Tập đoàn và các đơn vị cũng đã phối hợp với với chính quyền và nhân dân các địa phương khẩn trương khắc phục sự cố điện do ảnh hưởng của bão số 2 và cháy rừng tại miền Trung vào cuối tháng 6; phối hợp chặt chẽ với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tổng cục Thủy lợi và các địa phương vận hành điều tiết các hồ thủy điện đáp ứng nhu cầu nước cho sản xuất và sinh hoạt; đã thực hiện 3 đợt xả nước phục vụ sản xuất vụ Đông Xuân 2018 - 2019 cho vùng trung du và đồng bằng Bắc Bộ.

EVN đảm bảo cung ứng đủ điện phục vụ phát triển kinh tế - xã hội - Hình 1

EVN đảm bảo cung ứng đủ điện phục vụ phát triển kinh tế - xã hội

Sản lượng điện sản xuất và nhập khẩu toàn hệ thống 6 tháng đạt 117,38 tỷ kWh, tăng 10,6% so với cùng kỳ năm 2018; trong đó: sản lượng nhiệt điện than đạt 60,13 tỷ kWh, tăng 24,7%; thủy điện đạt 29,86 tỷ kWh, giảm 8,86%; các nhà máy nhiệt điện dầu đã huy động 732 triệu kWh để đảm bảo an ninh cung cấp điện. Trong 6 tháng vừa qua, sản lượng ngày lớn nhất đạt 782 triệu kWh và công suất lớn nhất đạt 38.219 MW (ngày 21/6), tăng 11,9% so với cùng kỳ. Đặc điểm nổi bật nhất về hệ thống điện trong 6 tháng đầu năm 2019 là việc EVN, Trung tâm Điều độ HTĐ Quốc gia và các đơn vị đã hết sức nỗ lực, làm việc không kể ngày đêm để tạo điều kiện cho các chủ đầu tư điện mặt trời vào vận hành kịp tiến độ trước 30/6/2019. Đến hết tháng 6/2019, cả nước đã có 89 nhà máy điện gió và mặt trời với tổng công suất lắp đặt 5038 MW, chiếm 9,5% tổng công suất lắp đặt nguồn điện của hệ thống điện quốc gia. Trong một số ngày đầu tháng 7 vừa qua, tính trung bình mỗi ngày toàn bộ các nhà máy điện mặt trời đã đóng góp khoảng hơn 20 triệu kWh, chiếm khoảng 2,7% sản lượng phát điện toàn quốc.

Lũy kế 6 tháng sản lượng truyền tải ước đạt 98,42 tỷ kWh (tăng 10,7% so với cùng kỳ năm 2018), công suất truyền tải lớn nhất trên hệ thống truyền tải Bắc - Trung là 2.117 MW (đạt ngưỡng giới hạn) và hệ thống truyền tải Trung - Nam là 3.530 MW.

Sản lượng điện thương phẩm toàn EVN lũy kế 6 tháng ước đạt 100,95 tỷ kWh, tăng 10,01% so với cùng kỳ, trong đó điện thương phẩm nội địa tăng 9,57%. Trong các tháng đầu năm 2019, EVN tiếp tục thực hiện nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác dịch vụ khách hàng, cải thiện chỉ số tiếp cận điện năng. Với việc triển khai cơ chế “1 cửa liên thông” theo Nghị quyết 19-2018/NQ-CP của Chính phủ, có 29/63 tỉnh/thành phố đã ban hành cơ chế phối hợp giữa cơ quan quản lý nhà nước và ngành Điện.

Về các chỉ số độ tin cậy cung cấp điện 6 tháng đầu năm 2019, đơn vị đã tăng cường triển khai các giải pháp và chất lượng cung cấp điện đã được cải thiện đáng kể. Tổn thất điện năng toàn Tập đoàn 6 tháng là 6,59%, thực hiện tốt hơn 0,11% so với kế hoạch phấn đấu năm 2019 và tốt hơn 0,17% so với cùng kỳ năm 2018.

Trong 6 tháng đầu năm, công tác đầu tư xây dựng tiếp tục gặp nhiều khó khăn vướng mắc về chuẩn bị đầu tư, đền bù giải phóng mặt bằng và thu xếp vốn. Trước tình hình đó, Tập đoàn đã đề xuất kiến nghị Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Quốc gia về phát triển điện lực, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và các Bộ ngành các giải pháp, chính sách nhằm tháo gỡ vướng mắc. Đồng thời, chỉ đạo các đơn vị đẩy nhanh công tác đầu tư xây dựng các công trình theo kế hoạch năm 2019, đặc biệt các công trình phục vụ cấp điện mùa khô, các công trình phục vụ truyền tải công suất các nguồn điện. Giá trị khối lượng thực hiện ước đạt 39.030 tỷ đồng và giá trị giải ngân đạt 33.419 tỷ đồng.

Về nguồn điện, đã hoàn thành cấp PAC cho các tổ máy dự án Nhiệt điện Nghi Sơn 1, Nhiệt điện Thái Bình; hòa lưới phát điện Nhiệt điện Vĩnh Tân 4 mở rộng (600 MW); đưa vào vận hành Nhà máy Điện mặt trời Vĩnh Tân 2 (42,65MWp), Nhà máy Điện mặt trời Đa Mi (47,5 MWp) và cảng Trung tâm Điện lực Vĩnh Tân đã đảm bảo tiếp nhận tàu 70.000 tấn. Tính chung trên toàn quốc, tổng công suất các nguồn điện bổ sung được đưa vào phát điện 6 tháng năm 2019 là 4.753 MW, trong đó chủ yếu là các dự án điện mặt trời (4.397 MW). Tính đến cuối tháng 06/2019, tổng công suất lắp đặt nguồn điện toàn quốc đã đạt 53.326 MW.

Về lưới điện, trong 6 tháng đầu năm 2019, EVN và các đơn vị đã hoàn thành đóng điện 57 công trình lưới điện 110 - 500 kV (gồm 01 công trình 500 kV, 10 công trình 220 kV và 46 công trình 110 kV), trong đó có các công trình quan trọng như: đường dây 500 kV Vĩnh Tân - rẽ Sông Mây - Tân Uyên, đường dây 220 kV Nam Sài Gòn - Quận 8 và các công trình cấp điện hè 2019 như: cáp ngầm 110 kV Thành Công - Thượng Đình, cải tạo, nâng công suất các trạm biến áp 110 kV Yên Phụ, Văn Điển, công viên Thống Nhất... Tổng số các công trình đã khởi công xây dựng là 72 công trình lưới điện 110 – 500 kV (bao gồm 3 công trình 220 kV và 69 công trình 110 kV). Ngoài ra, đối với các công trình lưới truyền tải giải tỏa nguồn năng lượng tái tạo tại khu vực Ninh Thuận, Bình Thuận, Tổng Công ty Điện lực miền Nam đang tập trung đầu tư nâng khả năng tải và mạch 2 của các tuyến đường 110 kV từ Tháp Chàm 2 - Ninh Phước - Phan Rí và Phan Rí - Lương Sơn - Mũi Né - Phan Thiết; Tổng Công ty Truyền tải điện Quốc gia đang thực hiện giải pháp cấp bách, điều động vật tư thiết bị cho các dự án với mục tiêu hoàn thành trong năm 2019 các dự án: lắp MBA thứ 2 trạm Hàm Tân, đường dây 220 kV Nha Trang - Tháp Chàm và trong năm 2020 các dự án trạm biến áp 220 kV Phan Rí, Ninh Phước, nâng công suất các trạm biến áp 500 kV Vĩnh Tân, 220 kV Tháp Chàm...

Bên cạnh nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, đảm bảo đủ điện cho phục vụ phát triển kinh tế xã hội và đời sống nhân dân, EVN và các đơn vị còn thực hiện nhiều các hoạt động an sinh xã hội để tăng cường vai trò và trách nhiệm của EVN đối với cộng đồng. Trong 6 tháng đầu năm 2019, EVN và các đơn vị đã hỗ trợ xây dựng, sửa chữa trường học, trang thiết bị y tế tại một số các địa phương; hỗ trợ xây dựng nhiều nhà tình nghĩa và phụng dưỡng, tặng quà các Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, hỗ trợ nạn nhân chất độc da cam, các gia đình chính sách, người có hoàn cảnh khó khăn; hỗ trợ chính quyền và bà con nhân dân một số địa phương khắc phục hậu quả thiên tai. Ngoài ra, EVN hỗ trợ, phối hợp cùng Quỹ Tấm lòng Việt (Đài Truyền hình Việt Nam) thực hiện chương trình từ thiện “Niềm tin Việt” để phẫu thuật mắt, thay thế thủy tinh thể cho gần 350 ca ở một số địa phương khu vực phía Bắc.

Phấn đấu thực hiện nhiều mục tiêu

Việc triển khai thực hiện nhiệm vụ kế hoạch trong 6 tháng cuối năm 2019 của Tập đoàn dự báo sẽ đối mặt với nhiều khó khăn, trong đó: Nhu cầu điện dự báo tiếp tục tăng trưởng cao, trong khi hệ thống điện hầu như không có dự phòng nguồn điện. Mực nước các hồ thủy điện đang ở mức rất thấp, đặc biệt các hồ thủy điện lớn trên dòng sông Đà đang ở gần mức nước chết. Việc cung ứng than cho phát điện hết sức khó khăn, bên cạnh đó các NMNĐ đã phải huy động cao trong 6 tháng đầu năm. Nguồn khí trong nước đã suy giảm, từ tháng 10/2019 sản lượng khí PM3 tiếp tục giảm mạnh. Các nguồn điện dầu dự kiến sẽ phải huy động cao trong 6 tháng cuối năm sẽ là thách thức lớn đối với tình hình tài chính của Tập đoàn. Tổng công suất các nguồn điện NLTT đã đưa vào vận hành và dự kiến tiếp tục tăng cao ảnh hưởng đến việc vận hành an toàn, ổn định hệ thống điện. Tình hình thế giới diễn biến phức tạp sẽ ảnh hưởng đến giá nhiên liệu và thị trường tài chính thu xếp vốn. Công tác ĐTXD tiếp tục gặp nhiều khó khăn.

Với mục tiêu thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kế hoạch năm 2019, trong đó đảm bảo cung ứng điện cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và đời sống nhân dân, góp phần tăng trưởng kinh tế cả nước đạt 6,8% theo Nghị quyết 01/NQ-CP ngày 01/01/2019 của Chính phủ, Tập đoàn đề ra một số chỉ tiêu kế hoạch 6 tháng cuối năm và cả năm 2019 như sau:

Vận hành an toàn, ổn định hệ thống điện và thị trường điện, huy động tối ưu các nhà máy điện trong hệ thống, bám sát tình hình phụ tải, diễn biến thời tiết - thuỷ văn và sẵn sàng ứng phó với các tình huống bất lợi. Sẵn sàng các phương án phòng chống bão lụt, đảm bảo an toàn hồ đập và công trình thuỷ điện, đảm bảo an toàn cho vùng hạ du trong mùa mưa bão. Tích cực tuyên truyền về việc thực hiện các biện pháp sử dụng điện an toàn, tiết kiệm trong nhân dân.

Vận hành an toàn, tin cậy lưới điện truyền tải, đặc biệt hệ thống lưới điện 500 kV Bắc - Nam trong điều kiện truyền tải cao cho miền Nam.

Về đầu tư xây dựng nguồn điện: Phấn đấu hoàn thành đưa vào vận hành 3 dự án với tổng công suất 1.480 MW, gồm: Nhiệt điện Vĩnh Tân 4 mở rộng, Nhiệt điện Duyên Hải 3 mở rộng, Thủy điện Thượng Kon Tum. Khởi công các dự án Điện mặt trời Phước Thái 1 và Sê San 4.

Về đầu tư xây dựng lưới điện: Hoàn thành đóng điện các công trình đường dây 220kV Thủy điện Thượng Kon Tum - Quảng Ngãi, lắp máy biến áp 500 kV và 220 kV thứ 2 tại trạm biến áp  500 kV Lai Châu; các công trình trọng điểm cấp điện cho TP. Hà Nội và các phụ tải lớn (như: Đường dây 500kV Thường Tín - Tây Hà Nội, nhánh rẽ 220 kV trạm biến áp 500 kV Việt Trì, các trạm biến áp 220kV Thanh Nghị, Lưu Xá, Thủy Nguyên, nâng công suất các trạm biến áp 220kV Đình Vũ, Sơn Tây, Dung Quất)...

Chỉ số tiếp cận điện năng phấn đấu tiếp tục cải thiện từ 3-5 bậc so với năm 2018, mục tiêu đứng ở vị trí ≤ 24 trên tổng số 190 quốc gia/ nền kinh tế.

Tiếp tục đẩy mạnh triển khai các giải pháp và hoạt động để thực hiện tốt công tác dịch vụ khách hàng, trong đó tập trung: Cung cấp dịch vụ điện cấp độ 4; Mức độ hài lòng khách hàng sử dụng điện toàn EVN năm 2019 duy trì ở mức ≥8,0 điểm và phấn đấu đạt ≥ 8,05 điểm; Phấn đấu mỗi Tổng Công ty Điện lực có ít nhất từ 2 đến 3 Công ty Điện lực đạt tiêu chuẩn ngang bằng các Công ty Điện lực của các nước ASEAN 4.

Về cổ phần hóa và thoái vốn: Phối hợp với Uỷ ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và các Bộ ngành hoàn thành công tác quyết toán chi phí cổ phần hóa EVNGENCO3 và bàn giao vốn, tài sản sang Công ty Cổ phần; tiếp tục triển khai các bước để cổ phần hóa EVNGENCO1 & 2; hoàn thành thủ tục thoái vốn của EVN tại 05 Công ty Cổ phần theo quy định. Ngoài ra; các Tổng Công ty tiếp tục tích cực thực hiện công tác thoái vốn, giảm vốn theo chỉ đạo của Tập đoàn.

Minh Anh

Tin mới

Về Hải Hậu thăm cây cầu ngói hơn 500 năm tuổi và khám phá những nét độc đáo cổ truyền trong lễ hội chùa Lương
Về Hải Hậu thăm cây cầu ngói hơn 500 năm tuổi và khám phá những nét độc đáo cổ truyền trong lễ hội chùa Lương

Cầu ngói chợ Lương là một trong ba cây cầu cổ và đẹp nhất Việt Nam, 2 công trình cầu ngói – chùa Lương (Hải Hậu, Nam Định) làm nên một quần thể di tích nổi tiếng miền Bắc. Lễ hội chùa Lương được tổ chức hàng năm từ ngày 13/03 - 16/03 âm lịch. Đây là một trong những lễ hội nổi tiếng được tổ chức để tưởng nhớ công ơn vĩ đại của tứ tổ: Vũ Chi, Trần Vũ, Phạm Cập, Hoàng Gia và các bậc tiền nhân đã có công khai hoang, mở đất lấn biển, hình thành lên huyện Hải Hậu ngày nay.

4 phiên giảm liên tiếp, VN-Index “bốc hơi” hơn 100 điểm
4 phiên giảm liên tiếp, VN-Index “bốc hơi” hơn 100 điểm

Chiều nay, VN-Index có phiên thứ tư liên tiếp giảm điểm (giảm cả tuần). Trong số 4 phiên giảm điểm này, chỉ số VN-Index đã giảm 101,75 điểm.

Lễ hội Tháp Bà Ponagar Nha Trang năm 2024 sẽ rất ấn tượng và đáng nhớ
Lễ hội Tháp Bà Ponagar Nha Trang năm 2024 sẽ rất ấn tượng và đáng nhớ

Lễ hội Tháp Bà Ponagar diễn ra hàng năm, từ ngày 20/3 đến 23/3 âm lịch. Năm nay, Lễ hội được tổ chức từ ngày 28/4/2024 đến 1/5/2024 (từ 20/3 đến 23/3 âm lịch Giáp Thìn), tại khu di tích Tháp Bà Ponagar, đường 2/4, phường Vĩnh Phước, TP. Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.

Tổng thống Venezuela Maduro Moros: Việt Nam là hình mẫu phát triển của Venezuela
Tổng thống Venezuela Maduro Moros: Việt Nam là hình mẫu phát triển của Venezuela

Tổng thống Venezuela Maduro Moros nhấn mạnh Việt Nam là hình mẫu phát triển của Venezuela; khẳng định sẽ chỉ đạo, đôn đốc các bộ, ngành, địa phương của Venezuela để sớm đàm phán văn kiện hợp tác và triển khai các dự án cụ thể với Việt Nam; cam kết tạo điều kiện tối đa cho doanh nghiệp Việt Nam đầu tư vào Venezuela.

Cơ chế nào kiểm soát chất lượng sản phẩm trên chợ online?
Cơ chế nào kiểm soát chất lượng sản phẩm trên chợ online?

Thương mại điện tử phát triển mạnh mẽ đã đem lại nhiều thuận lợi cũng như cả những phiền toái như "tiền mất tật mang" cho người tiêu dùng. Theo đó, có nhiều hành vi xâm phạm quyền lợi người tiêu dùng trên môi trường trực tuyến, nên vấn đề bảo vệ người tiêu dùng, bảo vệ thương hiệu cho doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn.

Xử lý vướng mắc trong chuyển đổi sở hữu, sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước
Xử lý vướng mắc trong chuyển đổi sở hữu, sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung Quyết định số 22/2021/QĐ-TTg về Tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn nhà nước thực hiện chuyển đổi sở hữu, sắp xếp lại, thoái vốn giai đoạn 2021-2025.