Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

EVNNPC: Chuyển đổi số là giải pháp quan trọng trong chiến lược phát triển

Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) đang nỗ lực để sớm trở thành tổng công ty phân phối và kinh doanh điện năng hàng đầu Việt Nam, tiến tới ngang tầm các công ty điện lực nhiều nước khu vực Đông Nam Á, dựa trên nền tảng nguồn nhân lực chất lượng cao, công nghệ tiên tiến, hiện đại và hệ thống dịch vụ xuất sắc.

EVNNPC góp phần cùng với Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ, sứ mệnh được Đảng và Nhà nước giao. Để đạt được mục tiêu đó, EVNNPC xác định chuyển đổi số là một trong các nhóm giải pháp quan trọng trong chiến lược phát triển của đơn vị.

Thành tích đáng khích lệ trong chuyển đổi số

Từ năm 2021, EVNNPC đã xây dựng kế hoạch chuyển đổi số của Tổng công ty với những mục tiêu, định hướng rõ ràng và khẩn trương tổ chức thực hiện.

Đến nay, chuyển đổi số của EVNNPC đã đạt được nhiều thành tích rất đáng khích lệ, góp phần quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh, tăng năng suất lao động, đặc biệt là mang đến cho gần 11 triệu khách hàng tại 27 tỉnh, thành phố phía bắc những trải nghiệm dịch vụ điện công khai, minh bạch, nhanh chóng và thuận tiện. 

Điển hình, trong công tác số hóa dữ liệu, EVNNPC đã số hóa gần như toàn bộ dữ liệu về khách hàng, CBCNV, dữ liệu lưới điện 110kV, trung áp, dữ liệu liên quan tới các công trình đầu tư xây dựng, dữ liệu đo đếm...; 100% hồ sơ tài liệu, văn bản đến và đi, hợp đồng với khách hàng đều đã được số hóa.

Tổng công ty đã tiến hành số hóa các quy trình nội bộ trong các lĩnh vực kinh doanh - dịch vụ khách hàng, tài chính kế toán, an toàn - kỹ thuật... thông qua việc xây dựng chương trình số hóa quy trình của Tổng công ty. Trong lĩnh vực kinh doanh điện năng, các quy trình lập, ký, luân chuyển hồ sơ thanh toán, đều được thực hiện trên môi trường số.

Các quy trình trong lĩnh vực tài chính kế toán đều đã được đưa lên môi trường số. Trong lĩnh vực kỹ thuật, kết quả của chuyển đổi số là hiện đại hóa, tự động hóa lưới điện thông qua các chương trình: Hoàn tất chuyển đổi các TBA sang chế độ không người trực và trung tâm điều khiển xa; kết nối thiết bị recloser, LBS về trung tâm điều khiển và triển khai ứng dụng tự động hóa mạch vòng trung áp tại các tỉnh; xây dựng các TBA kỹ thuật số.

Lĩnh vực chăm sóc khách hàng, EVNNPC đã cung cấp 100% dịch vụ điện trên các nền tảng số; kết nối các dịch vụ điện với Cổng dịch vụ công quốc gia, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Tổng cục Thuế, Cổng dịch vụ công các tỉnh… Qua đó, người dân có thể tiếp cận các dịch vụ điện mọi lúc, mọi nơi, 24/7 và dễ dàng trong việc theo dõi, tra cứu thông tin. Bên cạnh đó, EVNNPC đã ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong chăm sóc khách hàng tự động qua hệ thống chatbot (trả lời tin nhắn tự động), trả lời cuộc gọi tự động, nâng cấp trang web, App CSKH nhằm nâng cao trải nghiệm khách hàng.

Trong lĩnh vực đầu tư xây dựng, EVNNPC đã ứng dụng nhật ký công trình điện tử và chữ ký số trong công tác quản lý dự án, triển khai hệ thống giám sát thông minh bằng camera đối với nhà thầu tại công trường, giúp kiểm soát chất lượng công trình và tiến độ thi công. Áp dụng các công nghệ mới như thiết kế 3D trong công tác khảo sát thiết kế để nâng cao hiệu suất khảo sát và chất lượng thiết kế.

Bên cạnh đó, để lan tỏa văn hóa DN số tới từng CBCNV, EVNNPC đã tổ chức các chương trình đào tạo chuyển đổi số, giúp nâng cao ý thức, kỹ năng, chuyên môn, đáp ứng được các yêu cầu công việc mới khi Tổng công ty dần trở thành một DN số.

Kiểm tra lưới điện bằng thiết bị bay Flycam
Kiểm tra lưới điện bằng thiết bị bay Flycam.

Sớm chuyển đổi số trong công tác đấu thầu

Tại EVNNPC, chuyển đổi số trong công tác đấu thầu được thực hiện rất sớm. Cụ thể, Tổng công ty bắt đầu chuyển đổi số trong công tác đấu thầu từ năm 2019 và đến năm 2021 đã cơ bản hoàn thành với những thành tựu nhất định.

Theo đó, 100% số lượng các gói thầu được tổ chức đấu thầu qua mạng (trừ các gói thầu vốn ODA không thể tổ chức thực hiện qua mạng); thực hiện ký số tất cả các văn bản phát hành trong công tác đấu thầu (từ bước lập, trình, thẩm định, phê duyệt các văn bản kế hoạch lựa chọn nhà thầu, kết quả lựa chọn nhà thầu, hồ sơ mời thầu đều được thực hiện trên phần mềm văn phòng điện tử (Eoffice); số hóa quy trình đánh giá chất lượng nhà thầu, thực hiện trên phần mềm Quản lý đầu tư xây dựng (IMIS).

Công tác quản trị điều hành đấu thầu được triển khai trên chương trình IMIS với số liệu được nhập từ các đơn vị thành viên. Qua đó, giúp lãnh đạo Tổng công ty nắm bắt, đánh giá được các chỉ tiêu; đồng thời phục vụ kịp thời công tác quản trị và báo cáo thanh kiểm tra của các bộ, ngành cũng như EVN.

Trong công tác đấu thầu, chuyển đổi số đem lại rất nhiều thuận lợi, nhờ đẩy mạnh việc tổ chức đấu thầu qua hệ thống Mạng đấu thầu quốc gia của Bộ KH&ĐT, các gói thầu theo hình thức chào hàng cạnh tranh và đấu thầu rộng rãi, đều được thực hiện qua Mạng đấu thầu quốc gia.

Đặc biệt, với việc chuyển đổi số mạnh mẽ, trước những diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19, công tác đấu thầu tại EVNNPC không bị gián đoạn, hoàn thành các nhiệm vụ được giao.

Trong thời gian tới, EVNNPC sẽ tiếp tục thực hiện số hóa 100% các quy trình nghiệp vụ trong lĩnh vực đấu thầu thông qua phần mềm số hóa quy trình, do Tổng công ty xây dựng và phát triển. Phần mềm số hóa quy trình, sẽ đáp ứng được việc kết nối về nghiệp vụ đấu thầu giữa Tổng công ty với bộ phận đấu thầu tại các đơn vị. Qua đó, giúp EVNNPC đánh giá, theo dõi, quản lý thông tin, cũng như truy vấn dữ liệu phục vụ lập báo cáo chi tiết về đấu thầu một cách nhanh chóng, chính xác.

EVNNPC sẽ trở thành DN số năm 2023

Tổng giám đốc EVNNPC Nguyễn Đức Thiện cho biết:

“Có được những kết quả như trên là do EVNNPC đã sớm ban hành Kế hoạch chuyển đổi số giai đoạn 2021-2022, triển khai thực hiện kế hoạch chuyển đổi số năm 2021-2022, trong đó nhấn mạnh việc số hóa quy trình và số hóa dữ liệu. Việc các dữ liệu được số hóa đã hình thành cơ sở dữ liệu số, tạo thuận lợi trong việc số hóa các quy trình thuộc lĩnh vực quản lý đấu thầu nói riêng và các quy trình thuộc các lĩnh vực khác của Tổng công ty nói chung”.

Ngoài việc thực hiện các nhiệm vụ chuyển đổi số theo đề án chung của EVN, EVNNPC đã xây dựng và đang thực hiện kế hoạch chuyển đổi số của riêng mình, dựa trên các chương trình lớn, như: Số hóa toàn bộ quy trình nội bộ thông qua phần mềm số hóa quy trình; số hóa toàn bộ tài sản lưới điện thông qua xây dựng hệ thống quản lý lưới điện trên bản đồ (GIS) và các công cụ khai thác, hỗ trợ.

EVNNPC hướng tới mục tiêu năm 2022 sẽ cơ bản hoàn tất công tác số hóa dữ liệu, số hóa các quy trình nội bộ, từng bước chuẩn hóa dữ liệu, xây dựng kho dữ liệu tập trung và các ứng dụng trên nền bản đồ. Năm 2023, EVNNPC sẽ quản trị, điều hành, tương tác với CBNV, khách hàng, phần lớn trên môi trường số và sẽ trở thành DN số.

Những tháng đầu năm, nền kinh tế đất nước nói chung, ngành điện nói riêng đã trải qua nhiều khó khăn. Tuy nhiên, với sự nỗ lực từ Ban lãnh đạo Tổng công ty đến CBCNV và người lao động, EVNNPC đã thực hiện tốt nhiệm vụ, tuân thủ nghiêm kỷ luật vận hành và công tác kinh doanh dịch vụ khách hàng, chấp hành đúng nội quy quy định, đảm bảo hoàn thành tốt các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao.

Minh Anh

Bài liên quan

Tin mới

Trường Sa hướng về một nhân cách lớn
Trường Sa hướng về một nhân cách lớn

Được tin Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần, quân dân huyện đảo Trường Sa bàng hoàng, xúc động; tiếc thương nhà lãnh đạo đặc biệt xuất sắc mà bình dị, trọn đời vì nước, vì dân. Biến đau thương thành hành động, quân dân Trường Sa nguyện đem hết sức mình xây dựng huyện Trường Sa trở thành trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội trên biển của cả nước, là pháo đài vững chắc bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.

Long An đấu thầu tìm nhà đầu tư cho dự án hơn 11.000 tỷ đồng.
Long An đấu thầu tìm nhà đầu tư cho dự án hơn 11.000 tỷ đồng.

Dự án có diện tích gần 215 ha. Quy mô dân số khoảng 30.681 người. Tổng mức đầu tư hơn 11.000 tỷ đồng.

Long An phê duyệt khu công nghiệp 466 ha
Long An phê duyệt khu công nghiệp 466 ha

Vừa qua, HĐND tỉnh Long An đã có quyết nghị thống nhất thông qua đồ án quy hoạch phân khu xây dựng tỉ lệ 1/2.000 khu công nghiệp (KCN) Lộc Giang ở khu vực giáp ranh với TP.HCM, Tây Ninh.

Hơn 20,5 triệu cổ phiếu Tập đoàn Tiến Thịnh sẽ giao dịch trên UPCoM trong ngày 2/8
Hơn 20,5 triệu cổ phiếu Tập đoàn Tiến Thịnh sẽ giao dịch trên UPCoM trong ngày 2/8

Ngày 2/8, hơn 20,5 triệu cổ phiếu TT6 của Công ty cổ phần Tập đoàn Tiến Thịnh vừa được Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) chấp thuận đưa vào giao dịch trên thị trường UPCoM tại HNX, với giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên là 10.400 đồng/cổ phiếu.

Cấm bay một năm đối với hành khách tung tin có lựu đạn trong hành lý
Cấm bay một năm đối với hành khách tung tin có lựu đạn trong hành lý

Ngày 27/7, tin từ Cục Hàng không Việt Nam, đơn vị đã ra quyết định cấm vận chuyển bằng đường hàng không có thời hạn và áp dụng biện pháp kiểm tra trực quan bắt buộc đối với hành khách tung tin có lựu đạn trong vali tại sân bay quốc tế Đà Nẵng.

Sơn La kêu gọi đầu tư dự án nhà ở 2.500 tỷ đồng
Sơn La kêu gọi đầu tư dự án nhà ở 2.500 tỷ đồng

Diện tích khu đất dự án khoảng 38,7ha, dự kiến thực hiện tại xã Phiêng Luông, huyện Mộc Châu.