THCL Facebook đang tiến hành thử nghiệm công cụ được thiết kế nhằm xác minh những tin tức sai lệch trên mạng xã hội và nỗ lực để dập tắt những lời chỉ trích về những tin tức giả mạo tràn lan trên mạng xã hội.
Công cụ sẽ yêu cầu người đọc đánh giá tiêu đề của các liên kết mà họ nghĩ là sử dụng thông tin sai lệch theo thang điểm từ 1-5. Các tiêu đề trong câu hỏi đến từ các nguồn đáng tin cậy: tạp chí Rolling Stone, Philadelphia Inquirer, và Chortle.
Văn bản liên kết gây nhầm lẫn là một phần trong vấn đề tin tức giả mạo trên mạng xã hội. Một ví dụ tiêu biểu nhất trong thời gian gần đây là hai quảng cáo sai lệch liên quan đến bài đăng vào ngày 18 tháng 11 của nhà điều hành Facebook Mark Zuckerberg về tin tức giả mạo( tuy nhiên bài đăng đã được Facebook xóa tạm thời trước site thừa nhận lỗi hệ thống).
Những vấn đề của liên kết sai lệch ngày càng tồi tệ hơn thông qua giao diện của người sử dụng facebook, máy chủ nhấn mạnh các liên kết tới nguồn bên ngoài nhằm câu like, share hay comment trên các trang web. Một nghiên cứu cho biết: gần 60% lượt chia sẻ trên mạng xã hội đến từ những người sử dụng chưa bao giờ tiếp cận đến liên kết, chỉ ra rằng: các bài viết và chia sẻ không liên quan đến nội dung của tiêu đề.
Những bài báo hay ấn phẩm có tiêu đề sai lệch đáng kể thường thu hút độc giả hơn là những thông tin đơn giản. Thuyết âm mưu “Pizzagate” thường dựa trên một câu chuyện có thật để xây dựng nên những câu chuyện sai lệch theo nhiều mức độ khác nhau. Ví dụ, từ câu chuyện về một vụ xả súng của một tay súng cực đoan tại một nhà hàng pizza nổi tiếng ở Washington DC vào chủ nhật mà xây dựng thành câu chuyện sai lệch về chiến dịch tranh cử tổng thống cùa bà Hillary Clinton lan tràn trên mạng xã hội trước ngày diễn ra bầu cử.
Trong khi những câu chuyện Pizzagate cung cấp thông tin từ gây hiểu lầm đến hoàn toàn bịa đặt, các dòng tít là những thông tin chính xác về nội dung giúp cho người đọc từ Facebook truy cập vào liên kêt và đánh giá những liên kết đáng tin cậy dưới hệ thống thử nghiệm của trang web.
Giang Trần – An Du