Công ty luôn đặt mục tiêu bảo vệ môi trường, mang lại hiệu quả kinh tế, tận dụng tối đa, không gây lãng phí nguồn tài nguyên hướng tới đưa dự án, công nghệ về TP. Hải Phòng trong thời gian tới.
Phối cảnh nhà máy tại Bà Rịa - Vũng Tàu
Không ngừng sáng tạo
Có mặt tại nhà máy sản xuất phụ gia xi măng, bột từ và vật liệu xây dựng từ tái chế xỉ thép của Công ty CP Thành Đại Phú Mỹ, ấn tượng đầu tiên đối với chúng tôi đó là dây chuyền tái chế xỉ thép với rất nhiều công đoạn hoạt động liên hoàn, xong không hề có khói bụi. Xung quanh nhà máy là những hàng phượng vỹ tạo bóng mát và cảnh quan thiên nhiên ngăn cách nhà máy với các nhà máy xung quanh.
Đúng với bản chất của một người con thành phố hoa phượng đỏ, chất giọng hào sảng, mạnh mẽ, vừa dẫn chúng tôi tham quan nhà máy - “miệng nói tay làm” ông Nguyễn Văn Nghĩa hồ hởi kể về quá trình nghiên cứu, tiếp cận với công việc tái chế xỉ thép và quyết định đầu tư xây dựng nhà máy tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Trong câu chuyện của ông, phần nào thấy được một con người tâm huyết, say mê với môi trường, giải quyết những vấn đề khói bụi, xả thải… những yếu tố gây nguy hại môi trường, luôn được ông đặt lên hàng đầu.
Năm 2015, Bộ TN&MT có quyết định về việc phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường và mở rộng nâng công suất sản phẩm của nhà máy, từ 220 tấn/ngày lên 1946,3 tấn/ngày.
Trao đổi với phóng viên, ông Nghĩa cho biết: Nguyên liệu đầu vào của nhà máy là xỉ thép, tạp chất phế liệu được thu gom từ các nhà máy thép và được lưu giữ tại các bãi chứa (được bê tông hóa 100%), có mương thu nước mưa chảy tràn về hệ thống bể lắng cặn để xử lý và tuần hoàn tái sử dụng.
Công nghệ sản xuất gồm 2 dây chuyền tuyển thô công suất 130 tấn/giờ, một dây chuyền tuyển tinh công suất 25 tấn/giờ và một dây chuyền sản xuất bột từ tạp chất đi kèm phế liệu kim loại, thép với công suất 40 tấn/ngày.
Do đặc thù sản xuất của nhà máy, nước mưa chảy tràn qua các bãi chứa nguyên liệu cần được thu gom và xử lý. Công ty đã xây dựng mương thu gom nước mưa chạy vòng quanh các bãi chứa nguyên liệu và bãi chứa thành phẩm về xử lý tại bể lắng và tuần hoàn tái sử dụng.
Trong công đoạn của dây chuyền tuyển tinh, các hạt từ có kích thước >1 mm, sẽ được tách riêng nhờ các máy truyền từ. Các hạt từ có kích thước.
Quá trình hoạt động của nhà máy không hề có bụi
Mục đích của công ty là giải quyết được những vấn đề tồn đọng của môi trường từ trước với mục tiêu hướng tới bảo vệ môi trường mang lại hiệu quả kinh tế, tận dụng tối đa, không gây lãng phí nguồn tài nguyên. Đồng thời, tạo công ăn việc làm ổn định cho hàng trăm lao động địa phương
Từ thực tế hoạt động của nhà máy cho thấy sức sáng tạo và giải pháp tái chế xỉ thép thành vật liệu xây dựng của Công ty CP Thành Đại Phú Mỹ, đã được các cơ quan chức năng thẩm định, đánh giá cao trong việc giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Tái chế xỉ thép
Tận mắt chứng kiến quá trình hoạt động của nhà máy, chúng tôi phần nào cảm nhận được hết những tâm sự và nỗi niềm của một người con Hải Phòng khi thấy thực trạng phát triển công nghiệp hóa và lượng chất thải phát sinh nói chung, xỉ luyện gang thép, tạp chất của nghành luyện kim đen nói riêng. Bởi theo các chuyên gia, sản xuất 1 tấn thép, sẽ thải ra khoảng 120 – 170 kg tro xỉ thép. Nếu không được xử lý đúng cách, cái giá cho tăng trưởng sẽ là quá lớn.
Thực tế trong nhiều năm qua, vấn đề ô nhiễm môi trường do xỉ thép gây ra đã gây bức xúc cho người dân, khi một lượng lớn chất thải xỉ thép đổ bừa bãi ra khu dân cư, đất canh tác. Trong khi tại Hải Phòng và các tỉnh lân cận, chưa có một công ty hay đơn vị nào thực hiện chuyên sâu về vấn đề tái chế xỉ thép, bảo về môi trường để giải quyết những vấn đề tồn đọng về môi trường diễn ra lâu nay.
Ông Nghĩa cho biết mong muốn đầu tư tại quê hương để góp phần công sức cùng Hải Phòng phát triển môi trường xanh, sạch, đẹp và tái xử dụng nguồn chất thải từ các nhà máy luyện thép góp một phần nhỏ bé vào công cuộc xây dựng thành phố cảng “Xanh, văn minh, hiện đại”.
Chia tay con người đầy nhiệt huyết với những công việc thiết thực mà vô cùng ý nghĩa, chúng tôi vẫn như sống cùng ông với những nỗi niềm về những điều ông muốn làm cho quê hương. Bởi mong muốn xây dựng nhà máy ở Hải Phòng thành hiện thực - sẽ giải quyết toàn bộ những khó khăn cho các nhà máy xi măng, các nhà máy thép trên địa bàn với nhiều mối trăn trở vẫn tồn tại.
Thiết nghĩ, để chủ trương tái chế, tái sử dụng chất thải từ xỉ thép đạt hiệu quả cao, Hải Phòng cần có chính sách khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp để doanh nghiệp tham gia góp một phần công sức nhỏ bé vào công tác bảo vệ môi trường chung của thành phố.
Vũ Duyên