Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Giá cả hàng hóa, nguyên nhiên vật liệu vẫn có chiều hướng tăng

Những tháng đầu năm 2021, nhiều mặt hàng từ năng lượng, nguyên nhiên vật liệu cho sản xuất công nghiệp, các mặt hàng là đầu vào của sản xuất nông nghiệp như phân bón, những mặt hàng dùng cho ngành xây dựng như sắt thép, cát, xi măng, các chi phí khác như: Vận chuyển hàng hóa, chi phí container... đều tăng giá.

Cụ thể, chi phí các mặt hàng dùng cho bữa ăn, sinh hoạt thiết yếu cho gia đình hàng ngày tăng từ 10 - 20%, thậm chí có loại có lúc lên tới 35 - 40%. Giá các loại dịch vụ ăn uống ngoài gia đình cũng tăng 5-7%. Giá đầu vào các mặt hàng cho thức ăn gia súc, gia cầm cũng tăng từ 20 - 70%, sắt thép xi măng tăng 35-40%, học phí các trường đại học xem xét điều chỉnh tăng khá mạnh. Nếu tính riêng chỉ số giá của một số nhóm hàng thì: Chỉ số giá nguyên nhiên vật liệu cho sản xuất tháng 5/2021 tăng 4,47% so với cùng kỳ năm trước, trong đó dùng trong sản xuất nông lâm nghiệp và thủy sản, tăng cao hơn là 6,77%, dùng cho sản xuất công nghiệp tăng 4,95%, dùng cho xây dựng tăng 1,95%...

Từ đầu năm đến nay, nhiều chuỗi cung ứng hàng hóa, cung ứng vận chuyển logistics bị đứt gãy nên đã tác động vào các mặt hàng sử dụng các phương tiện vận chuyển làm cho giá cả cũng tăng lên. Từ đó dẫn tới việc tăng giá lan tỏa đến sản phẩm bán lẻ cho tiêu dùng xã hội. Riêng giá nông sản thực phẩm thì không chịu tác động nhiều ở chi phí vận chuyển mà lại chịu tác động do yếu tố bị giãn cách khoanh vùng dập dịch, thời kỳ này hàng loạt hàng nông sản thực phẩm, rau quả đã đến vụ thu hoạch rộ, chính vì vậy hàng hóa đã bị ứ đọng lại, nên giá bình quân ở nhiều vùng trên đất nước đã không tăng giá mà lại bị giảm giá rất mạnh từ 50 - 70%.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Trong thực tế thời gian vừa qua, các tỉnh và thành phố có nhiều cố gắng trong việc liên doanh liên kết, xúc tiến thương mại, giới thiệu sản phẩm bị ùn ứ ở nhiều nơi, nhưng hiệu quả chưa được như mong muốn vì nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên ở nhóm hàng này thì giá bán lẻ cho người tiêu dùng không theo quy luật cùng lên cùng xuống mà giá bán của người nông dân tại ruộng và tại chuồng xuống khá thấp nhưng giá bán ở chợ và siêu thị, thậm chí ở các cửa hàng bình ổn giá, giá vẫn khá cao. Hoặc có giảm đôi chút, không đáng kể.

Một vấn đề cần quan tâm về giá bán lẻ đó là: Theo một số báo chí phản ảnh thì có một số nhà sản xuất ở số ít mặt hàng, vì không muốn tăng giá trực tiếp đã “khéo léo” thay đổi quy cách, bao bì và trọng lượng đóng gói còn giá vẫn giữ nguyên. Thực chất đây là việc tăng giá hàng hóa gián tiếp mà không phải người tiêu dùng nào cũng có thể “thông thái” được. Một vấn đề muôn thuở là giá hàng hóa dịch vụ như cắt tóc, taxi, giá vận chuyển hàng, giá bún bánh phở đã lên thì hầu như không xuống mặc dù đầu vào có thời gian giảm khá mạnh. Điển hình cho giai đoạn này là mặt hàng thịt lợn, từ đầu năm đến nay, giá thịt lợn hơi liên tục giảm giá, cho đến cuối tháng 5, mức độ giảm so với đầu năm là 20 - 25%, nhưng giá bán lẻ tại siêu thị và các chợ hoặc đứng yên, hoặc giảm không đáng kể.

Tất cả những tình hình trên cho ta thấy các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh và cả người tiêu dùng xã hội trong những tháng qua đã chịu đựng cả sự tăng giá hợp lý lẫn vô lý về giá trong điều kiện họ đang phải tiết kiệm chi phí sản xuất kinh doanh và chi phí tiêu dùng.

Tình hình địa chính trị thế giới, công tác chống dịch đang có những khó khăn chưa giải quyết được cơ bản và trong giai đoạn hiên nay đang diễn biến trái chiều và phức tạp ở từng khu vực. Ngoài ra, việc tăng cường dự trữ hàng hóa thiết yếu như vật liệu xây dựng, thức ăn gia súc với khối lượng rất lớn và tốc độ rất nhanh của một số nước. Tình hình này sẽ dẫn tới việc giá cả hàng hóa, nguyên nhiên vật liệu vẫn có chiều hướng tăng còn chiều hướng giảm khó có thể xảy ra từ nay đến cuối năm 2021, đó là chưa kể một số khu vực do tỷ lệ tiêm vaccine khá cao, nền kinh tế đang có chiều hướng khôi phục thì cầu của các mặt hàng chiến lược lại có thể tăng lên ở một chu kỳ mới.

Đối với Việt Nam, với sự phụ thuộc 70 - 80% vật tư, năng lượng, nguyên nhiên vật liệu cho sản xuất kinh doanh để tiêu dùng nội địa và xuất khẩu nên chắc chắn sẽ còn tiếp tục bị ảnh hưởng trong những tháng cuối năm 2021 và một số năm tiếp theo. Một yếu tố khác phải quan tâm đó là: Với các gói kích thích kinh tế, hỗ trợ doanh nghiệp của các nước trong đó có Việt Nam làm cho cung tiền tăng khá mạnh cũng dễ dẫn tới đẩy lạm phát tăng lên. Các chuỗi cung ứng bị đứt gãy chưa được nối lại sẽ là một yếu tố tiếp tục làm cho chi phí vận chuyển logistics vẫn đứng ở mức cao chắc chắn giá cả hàng hóa, nguyên nhiên vật liệu, hàng tiêu dùng thiết yếu chưa có thể giảm giá theo mong muốn ngay được.

Tình hình trên cho chúng ta thấy mặc dù Việt Nam kiên định mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô và kiềm chế lạm phát ở một mức hợp lý, Việt Nam rất quan tâm đến giá cả các mặt hàng thiết yếu cho sản xuất kinh doanh và tiêu dùng. Nhưng với những vấn đề đã nêu ở trên cho ta thấy khó khăn vẫn còn nhiều ở phía trước, nó đòi hỏi sự chỉ đạo sát sao, kịp thời và hiệu quả của Chính phủ, các bộ ngành và các địa phương, cộng với sự nỗ lực chủ quan của các doanh nghiệp để hạn chế đến mức thấp nhất những chỉ số tăng đột biến trong 6 tháng cuối năm nay.

Anh Minh

Bài liên quan

Tin mới

Chủ đề "Thế giới tôi đọc" có ý nghĩa gì với văn hóa đọc sách?
Chủ đề "Thế giới tôi đọc" có ý nghĩa gì với văn hóa đọc sách?

Với 13 hoạt động thuộc khuôn khổ Ngày hội, Giám đốc Thư viện Quốc gia Việt Nam hy vọng Ngày Sách và Văn hóa đọc năm 2024 có thể lan tỏa giá trị của sách, của văn hóa đọc tới với cộng đồng bạn đọc cả nước. Sự kiện diễn ra đến hết ngày 29/4.

BTL Vùng Cảnh sát Biển 3 tiếp tục cấp nước ngọt cho nhân dân tỉnh Bến Tre
BTL Vùng Cảnh sát Biển 3 tiếp tục cấp nước ngọt cho nhân dân tỉnh Bến Tre

Ngày 20/4, tại cảng của xã Phú Thuận, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre, Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát Biển 3 phối hợp với Ban Dân vận Tỉnh ủy Bến Tre; tổ chức chương trình cấp nước ngọt sinh hoạt cho nhân dân các xã thuộc huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre.

HLV Hoàng Anh Tuấn nói gì trước trận U23 Việt Nam gặp U23 Malaysia tối nay?
HLV Hoàng Anh Tuấn nói gì trước trận U23 Việt Nam gặp U23 Malaysia tối nay?

Chia sẻ với truyền thông trước trận U23 Việt Nam vs U23 Malaysia, HLV Hoàng Anh Tuấn cho biết: “Tôi đã xem qua thành phần lực lượng của U23 Malaysia tham dự giải lần này. Họ có trên dưới 10 cầu thủ từng thi đấu trận gặp U23 Việt Nam ở giải U23 Đông Nam Á 2023.

Thừa Thiên Huế phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2024
Thừa Thiên Huế phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2024

Ban Chỉ đạo liên ngành Vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) tỉnh Thừa Thiên Huế vừa tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2024.

Vì sao thị trường bất động sản Đà Nẵng và vùng phụ cận chưa cải thiện về nguồn cung?
Vì sao thị trường bất động sản Đà Nẵng và vùng phụ cận chưa cải thiện về nguồn cung?

Thị trường bất dộng sản Đà Nẵng được dự báo vẫn “đóng băng” cả nguồn cung và thanh khoản đều chưa thể phục hồi trong ngắn hạn. Các chủ đầu tư thận trọng hơn trong việc triển khai bán hàng giữa bối cảnh thị trường trầm lắng như hiện nay.

Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024: Hướng về người dân và lấy người dân làm trung tâm
Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024: Hướng về người dân và lấy người dân làm trung tâm

Theo Tiến sỹ Vũ Lê Thái Hoàng thì tình hình hiện nay đặt ra nhiều câu hỏi cho ASEAN: Làm thế nào để duy trì vai trò trung tâm, thích ứng với sự thay đổi của khu vực và thế giới? Làm gì để cân bằng và hài hòa các mối quan tâm và lợi ích của các thành viên; cân bằng giữa đổi mới và bảo tồn các giá trị cốt lõi của ASEAN?