Giá lợn hơi hôm nay 15/11: Dao động từ 65.000 - 76.000 đồng/kg.
Giá lợn hơi tại miền Bắc
Cụ thể, tại tỉnh Thái Nguyên giá lợn hơi được thu mua với mức cao nhất toàn miền 68.000 đồng/kg.
Tại tỉnh Phú Thọ, Lào Cai, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Ninh Bình, Nam Định giá lợn hơi ở mức thấp hơn 66.000 - 67.000 đồng/kg.
Còn tại tỉnh Thái Bình, Hà Nam, Tuyên Quang, Hưng Yên giá lợn hôm nay đang ở mức thấp hơn 65.000 đồng/kg.
Như vậy, giá lợn hơi hôm nay tại miền Bắc đang dao động trong khoảng từ 65.000 - 68.000 đồng/kg.
Giá lợn hơi tại miền Trung - Tây Nguyên
Cụ thể, tại tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Ngãi, Bình Định, Bình Thuận giá lợn hơi được thu mua với mức cao 73.000 đồng/kg.
Các địa phương như Đắk Lắk, Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Nam, Huế, Khánh Hòa, Lâm Đồng, Ninh Thuận giá lợn hơi ở mức 71.000 - 72.000 đồng/kg.
Còn tại tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An giá lợn hơi ở mức thấp nhất toàn miền 66.000 đồng/kg và 67.000 đồng/kg.
Như vậy, giá lợn hơi hôm nay tại miền Trung - Tây Nguyên đang dao động trong khoảng từ 66.000 - 73.000 đồng/kg.
Giá lợn hơi tại miền Nam
Cụ thể, tại tỉnh Đồng Tháp, Cà Mau, Long An, An Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ, Hậu Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu, Bến Tre, Tiền Giang giá lợn hơi đang ở mức cao từ 75.000 - 76.000 đồng/kg.
Tại tỉnh Bình Phước, TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bà Rịa Vũng Tàu, Sóc Trăng, Trà Vinh giá lợn hơi ở mức thấp hơn từ 72.000 - 74.000 đồng/kg.
Như vậy, giá lợn hơi hôm nay tại miền Nam đang dao động trong khoảng từ 72.000 - 76.000 đồng/kg.
Theo số liệu trước đó của Tổng cục Hải quan, trong 9 tháng đầu năm 2020, Việt Nam nhập 90,42 nghìn tấn thịt lợn tươi, ướp lạnh hoặc đông lạnh, trị giá 214,78 triệu USD, tăng 357% về lượng và tăng 460,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2019.
Lý giải về "làn sóng" thịt nhập khẩu trong những năm gần đây đã tràn vào thị trường Việt Nam, giới phân tích nhận định, các doanh nghiệp nước ngoài đang nắm bắt xu hướng tiêu dùng mới ở trong nước. Đặc biệt là nhóm người có thu nhập cao ở khu vực thành thị, họ sẵn sàng chấp nhận chi trả nhiều hơn để đảm bảo mua được các loại thịt có chất lượng cao, nên dành nhiều thiện cảm hơn cho những sản phẩm thịt có nguồn gốc nước ngoài.
Bên cạnh đó, các nhà cung cấp sản phẩm thịt ngoại cũng tận dụng sự thiếu hụt về nguồn cung tại Việt Nam (điển hình như thịt lợn), khi tiến độ tái đàn lợn tại Việt Nam chậm hơn dự kiến một phần do ảnh hưởng của dịch tả lợn châu Phi.
Các chuyên gia kinh tế nhận định, việc tăng mạnh nhập khẩu thịt ngoại nhiều năm nay và điển hình như trong năm 2020 là một thách thức lớn cho ngành chăn nuôi trong nước, khi khả năng cạnh tranh ngay trên "sân nhà" vẫn còn hạn chế.
PV(t/h)