Giá lợn hơi hôm nay tiếp tục giảm nhẹ tại hai miền Nam - Bắc
Giá lợn hơi hôm nay tiếp tục giảm nhẹ tại hai miền Nam - Bắc

Theo đó, giá lợn hơi khu vực miền Bắc ghi nhận giảm nhẹ 1.000 đồng/kg tại một số tỉnh thành so với ngày hôm qua.

Cụ thể, TP Hà Nội và Hà Nam đang thu mua lợn hơi tại mốc 55.000 đồng/kg, giảm 1.000 đồng/kg trong hôm nay.

Riêng khu vực Yên Bái, Nam Định, Thái Nguyên, Thái Bình, Vĩnh Phúc và Ninh Bình tiếp tục neo cao tại ngưỡng 57.000 đồng/kg.

Các tỉnh thành còn lại đang duy trì giá mua quanh mốc trung bình là 56.000 đồng/kg.

Tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên dao động trong khoảng 55.000 - 60.000 đồng/kg, thấp nhất là 55.000 đồng/kg. Các địa phương không ghi nhận biến động mới, duy trì khoảng giá từ 55.000 đồng/kg đến 60.000 đồng/kg.

Trong đó, tỉnh Bình Định và Lâm Đồng chứng kiến mốc giá thấp nhất khu vực là 55.000 đồng/kg

Các tỉnh thành còn lại trong khu vực giữ nguyên mức giá cũ so với ngày hôm qua. 

Tại miền Nam, giá lợn hơi hôm nay được các thương lái thu mua trong khoảng 51.000 đồng – 56.000 đồng/kg,  giảm từ 1.000 đồng/kg đến 2.000 đồng/kg.

Cụ thể, thương lái tỉnh Đồng Nai đang giao dịch ở mức thấp nhất khu vực là 51.000 đồng/kg sau khi giảm 1.000 đồng/kg. 

Cùng giảm 1.000 đồng/kg còn có tỉnh Cà Mau khi thu mua tại mức 53.000 đồng/kg.

Sau khi giảm 2.000 đồng/kg so với hôm qua, tỉnh An Giang đang giao dịch lợn hơi ở mốc 52.000 đồng/kg.

Theo ghi nhận, từ cuối năm 2020 đến nay, giá thức ăn chăn nuôi tăng quá cao, ảnh hưởng đến việc duy trì sản xuất của nông dân, nhất là trong bối cảnh giá lợn hơi đang giảm.

Cụ thể, chi phí sản xuất tăng cao, thiếu nguồn lao động tham gia để sản xuất,… dẫn đến sản lượng sụt giảm. Cùng với đó, chi phí logistic tăng cao do thiếu tàu biển và container vận chuyển hàng hóa nói chung, trong đó có mặt hàng thức ăn chăn nuôi.

Các chuyên gia khuyến cáo, các doanh nghiệp sản xuất và người chăn nuôi trong nước đang tăng cường các giải pháp sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi. Tận dụng tối đa nguồn nguyên liệu tại chỗ, trong nước giảm thiểu thấp nhất phụ thuộc nhập khẩu.

Bên cạnh đó, người chăn nuôi tăng cường nhận chuyển giao, ứng dụng các giải pháp kỹ thuật, công nghệ để nâng cao hiệu quả sử dụng thức ăn chăn nuôi và tham gia các hình thức liên kết sản xuất tlợn chuỗi với các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi để thu hẹp các khâu trung gian nhằm giảm giá thức ăn chăn nuôi khi đến tay người chăn nuôi.

 Thành Nam