Cụ thể, theo cập nhật của Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh An Giang giá lúa OM 5451 ở mức 7.000 - 7.300 đồng/kg; Nàng hoa 9 có giá 7.200 - 7.600 đồng/kg; giá lúa IR 504 ở mức 6.800 - 7.000 đồng/kg; lúa Đài thơm 8 ở mức 6.900 - 7.100 đồng/kg; lúa Nhật cũng ổn định ở mức 7.800 - 8.000 đồng/kg; lúa Nàng Nhen (khô) ở mức 13.000 đồng/kg; OM 18 ở mức 6.900 - 7.100 đồng/kg.
Với lúa nếp, giá nếp An Giang tươi ở mức 6.300 - 6.600 đồng/kg; nếp Long An (tươi) ở mức 6.500 - 6.900 đồng/kg; nếp AG (khô) ở mức 7.700 - 7.900 đồng/kg; nếp Long An (khô) có giá 7.700 - 7.900 đồng/kg.
Với mặt hàng gạo, giá gạo nguyên liệu điều chỉnh tăng 100 đồng/kg lên mức 12.100 đồng/kg; gạo thành phẩm ở mức 14.100 đồng/kg.
Với mặt hàng phụ phẩm, giá phụ phẩm điều chỉnh giảm với tấm IR 504. Theo đó, giá tấm ở mức 11.500 đồng/kg, giảm 200 đồng/kg; cám khô ở mức 7.700 đồng/kg.
Trên thị trường xuất khẩu gạo, theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, giá gạo xuất khẩu 5% tấm giao dịch ở mức 618 USD/tấn; gạo 25% tấm ở mức 598 USD/tấn.
Trong tuần qua, giá gạo xuất khẩu liên tục điều chỉnh tăng mạnh 60 USD/tấn với gạo 5% tấm xuất khẩu; tăng 60 USD/tấn với 25% tấm.
Giá gạo toàn cầu tăng lên mức cao nhất trong 11 năm qua, mang đến những cơ hội lớn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu gạo của Việt Nam. Quan trọng hơn, những lo lắng về việc chúng ta tăng lượng gạo xuất khẩu liệu có ảnh hưởng tới chất lượng cũng như nguồn cung trong nước hay không cũng đã được làm rõ.
Minh An(T/h)