Theo các thương lái, tính đến thời điểm này, diễn biến thị trường lúa gạo ở nhiều tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long hoàn toàn trái ngược với những gì các doanh nghiệp dự đoán mỗi khi vào vụ Thu Đông. Thông thường, khi thu hoạch rộ lúa Thu Đông, giá lúa trên thị trường sẽ xuống thấp. Nguyên nhân là do lúc đó lượng lúa hàng hóa trên thị trường rất dồi dào, nhưng hiện không có đủ gạo để cho doanh nghiệp mua.
Cùng với đó là ở các tỉnh Tiền Giang, Long An, Đồng Tháp, Trà Vinh, Sóc Trăng, An Giang nông dân chưa thu hoạch lúa Đông Xuân trong khi đó vụ Thu Đông ở Bạc Liêu nông dân chỉ mới thu hoạch rộ và trễ vụ Đông Xuân so với các tỉnh khác trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
Nhiều nông dân cho hay, so với thời điểm vụ Hè Thu, tất cả giống lúa đều tăng từ 300 - 400 đồng/kg, so với cùng kỳ giá lúa tăng mạnh từ 500 - 1.000 đồng/kg. Càng vào vụ thu hoạch rộ gần đây, giá lúa càng tăng. Với mức giá như hiện nay, thu nhập của người dân trong vụ lúa này sẽ tốt hơn và lượng lúa của người dân chắc chắn sẽ được tiêu thụ hết.
Trên thị trường xuất khẩu giá chào bán gạo xuất khẩu của Việt Nam duy trì ổn định. Hiện giá gạo tấm 5% tấm đang ở mức 458 USD/tấn; gạo 25% tấm duy trì ở mức 438 USD/tấn.
Hiện lúa OM 18 đang được thương lái thu mua tại ruộng với mức 6.800 – 6.900 đồng/kg; OM 5451 6.700 – 6.800 đồng/kg; Đài thơm 8 6.900 – 7.100 đồng/kg; nàng hoa 9 6.900 – 7.200 đồng/kg; nếp khô Long An 9.000 – 9.200 đồng/kg, nếp khô An Giang giá dao động 8.400 – 8.600 đồng/kg; lúa Nhật 7.800 – 7.900 đồng/kg; lúa IR 504 ở mức 6.200 – 6.300 đồng/kg; nàng hoa 9 6.600 – 6.800 đồng/kg; lúa IR 504 khô duy trì ở mức 6.500 đồng/kg; nếp tươi An Giang đang được thương lái thu mua ở mức 7.000 – 7.200 đồng/kg; nếp Long An tươi 7.850 – 8.000 đồng/kg;
Gạo nguyên liệu được thu mua ở mức 9.200 – 9.300 đồng/kg; gạo thành phẩm 10.000 – 10.100 đồng/kg. Tương tự, với mặt hàng phụ phẩm, giá phụ phẩm cũng có xu hướng đi ngang. Hiện giá tấm ở mức 9.300 đồng/kg; cám khô ở mức 8.100 – 8.200 đồng/kg.
Vân Quỳnh (t/h)