Cụ thể: Tại khu vực ĐBSCL Ri6 A 96.000 – 100.000 đồng/kg và sầu riêng Ri6 B 76.000 – 82.000 đồng/kg; Ri6 C từ 45.000 – 50.000 đồng/kg; sầu riêng Thái A từ 115.000 – 120.000 đồng/kg; sầu riêng Thái B ở mức 90.000 -100.000 đồng/kg; sầu Thái C từ 50.000- 55.000 đồng/kg.

Tại khu vực miền Đông Nam Bộ Ri6 A 89.000 – 94.000 đồng/kg và sầu riêng Ri6 B 69.000 – 74.000 đồng/kg; Ri6 C từ 48.000 – 50.000 đồng/kg; sầu riêng Thái A từ 117.000 – 122.000 đồng/kg; sầu riêng Thái B ở mức 95.000- 102.000 đồng/kg; sầu Thái C từ 47.000- 50.000 đồng/kg.

Sầu riêng tiếp tục tăng, nông dân phấn khởi
Sầu riêng tiếp tục tăng, nông dân phấn khởi (Ảnh: internet)

Trong khi đó tại khu vực Tây Nguyên, Ri6 A 90.000 –95.000 đồng/kg và sầu riêng Ri6 B 70.000 – 75.000 đồng/kg; Ri6 C từ 45.000 – 50.000 đồng/kg; sầu riêng Thái A đẹp từ 125.000 – 130.000 đồng/kg; sầu riêng Thái B ở mức 105.000- 110.000 đồng/kg; sầu Thái C từ 50.000- 55.000 đồng/kg.

Giá sầu riêng xuất khẩu: Ri6 hạng A giá 135.000 đồng (1.8_5kg, 2.7 hộc trở lên);  Ri6 hạng B giá 117.000 đồng (1.6_5.5kg, 2.5 hộc trở lên); Monthoong hạng A giá 168.000 đồng (2_5.5kg, 2.7 hộc trở lên); Monthoong hạng B giá 150.000 đồng (1.8_6kg, 2.5 hộc trở lên.

Số liệu của Bộ NN&PTNT cho thấy, hiện cả nước có 708 mã số vùng trồng với hơn 26.000ha và 168 mã số cơ sở đóng gói sầu riêng.

Tỷ lệ vùng trồng được giám sát chỉ đạt 52%, cơ sở đóng gói được giám sát đạt 47,6%; có 187 mã số bị cảnh báo, gồm 115 mã số vùng trồng và 72 mã số cơ sở đóng gói, trong đó có 35 mã số vùng trồng và 29 mã số cơ sở đóng gói vi phạm nhiều lần.

Định hướng của ngành nông nghiệp đối với sầu riêng là tổ chức lại cấu trúc, trong đó phải gắn kết được nông dân với doanh nghiệp. Đối với mã số vùng trồng sầu riêng, Bộ NN&PTNT sẽ có văn bản yêu cầu phải đi vào tiêu chuẩn, quy chuẩn, xóa bỏ tình trạng tự phát.

Các chuyên gia của Viện Cây ăn quả Miền Nam khuyến cáo các điểm đóng hàng sầu riêng xuất khẩu cần cải tiến quy trình xử lý sau thu hoạch.

L.T (t/h)