Giá tiêu hôm nay tại Gia Lai và Đồng Nai hiện đang được thu mua ở mức 71.000 đồng/kg. Trong khi giá tiêu tại Đắk Lắk, Đắk Nông đạt 71.500 đồng/kg, tăng nhẹ 500 đồng/kg so với ngày 23/3.
Giá tiêu tại Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Phước hiện giao dịch từ 73.000 - 74.000 đồng/kg đầu giá.
Nhiều người dân cho rằng, mấy năm nay, giá tiêu rớt liên tụcThấy giá tiêu tăng mạnh nên đợi tăng thêm tý nữa rồi mới bán để bù lại chút ít khoảng lỗ các năm trước. Đâu ngờ, bữa trước lên tới 80 ngàn/kg không bán, giờ lại xuống còn hơn 60.000 đồng/kg. Tôi phải ráng đợi vài ngày nữa xem sao chứ giờ bán ra thì lỗ nặng"- ông Hoàng cho biết.
Trong khi đó, tại Ea B'Hốc, huyện Cư Kuin, Đắk Lắk đa phần người dân không có tiêu để bán.
Tại câu lạc bộ (CLB) Hồ tiêu bền vững Đoàn Kết, vị đại diện cho biết, CLB này có 30 thành viên với khoảng 30ha tiêu. Thế nhưng khi tiêu lên giá, các thành viên trong CLB gần như không có tiêu để bán.
"Thời gian giá tiêu liên tục sâu, các thành viên trong CLB đều bị ảnh hưởng. Do đó, thu hái đến đâu nông dân bán đến đó để tái đầu tư. Dù hiện tại giá tiêu tăng cao, nhưng dân không có nhiều hàng để bán. Tiêu cũ đã bán hết. Tiêu vụ mới thì mới thu lác đác, phần vì tiêu chưa chín, phần vì thiếu người hái nên gần như các thành viên trong CLB không có tiêu bán"- vị này nói.
Trong năm nay, hầu hết các địa phương ở Tây Nguyên, năng suất tiêu đều giảm đáng kể. Nguyên nhân do giá tiêu giảm suốt thời gian dài nên bà con giảm đầu tư chăm sóc, nhiều trụ tiêu còi cọc.
Nhiều người cho rằng, trên thực tế hoạt động mua bán tiêu trong thời gian qua chủ yếu là giữa các đại lý, các nhà đầu cơ với nhau.
Các doanh nghiệp, đại lý mua đi bán lại để kiếm lời chứ thực tế giao dịch giữa người dân với các đại lý, doanh nghiệp rất ít, số lượng không lớn. Đến thời điểm hiện tại, nhiều diện tích hồ tiêu tại Tây Nguyên vẫn chưa chín để thu hoạch.
Về thông tin cho rằng có thương lái Trung Quốc vào Việt Nam mua tiêu của nông dân, ông Hoàng Phước Bính cho rằng thông tin này không chính xác.
Theo người dân tại Tây Nguyên, cho dù giá tiêu có tăng lên 80 ngàn đồng/kg thì nhiều gia đình vẫn bị lỗ. Để thu hết 1,5 ha tiêu thì sẽ mất khoảng 150 công. Với giá công thu hái hiện tại 220 ngàn/người/ngày, thu xong vườn tiêu này mất 33 triệu đồng. Trong khi đó, do tiêu chết, năng suất giảm nên cả vườn tiêu ông Hoàng thu về được khoảng 1,2 tấn.
Do thiếu đầu tư chăm sóc, cùng với đợt mưa bão vào tháng 10 năm ngoái đã khiến sản lượng tiêu toàn bộ Tây Nguyên giảm mạnh.
Tại Đắk Nông, năng suất tiêu năm nay có nơi giảm đến 30%. Sau nhiều năm giá tiêu chạm đáy, rất nhiều nông dân rơi vào cảnh khốn cùng.
Với người nghèo, do nợ nần vây quanh nên họ thu hoạch tiêu tới đâu thì bán hết tới đó. Thế nên, cho dù giá tiêu tại Đắk Nông có tăng cao hơn nữa thì đối với các trường hợp này cũng không có ý nghĩa gì. Và với giá tiêu như hiện nay, sau khi trừ các khoản chi phí, cộng với tiền lãi vay ngân hàng thậm chí họ vẫn đang bị lỗ.
Hầu như toàn bộ Tây Nguyên và các vùng trồng tiêu khác trên cả nước đều bị giảm năng suất. Con số này là rất lớn. Do đó, trên thực tế dù giá tiêu tăng nhưng rất nhiều nông dân vẫn đang bế tắc.
Trúc Mai