Cụ thể, giá tiêu Chư Sê (Gia Lai) đang được thương lái thu mua ở mức 68.500 đồng/kg, tăng 500 đồng/kg. Giá tiêu Đắklắk hôm nay và giá tiêu tại Đắk Nông ở mức 69.500 đồng/kg, tăng 500 đồng/kg.

Tại khu vực Đông Nam Bộ, giá tiêu hôm nay cũng tăng 500 đồng/kg. Hiện giá tiêu tại khu vực này đang được thu mua quanh mốc từ 70.500 – 72.000 đồng/kg.

Theo đó, tại Đồng Nai, giá tiêu ở mốc 70.500 đồng/kg, tăng 500 đồng/kg. Giá tiêu Bình Phước ở mức 71.000 đồng/kg, tăng 500 đồng/kg. Giá tiêu Bà Rịa Vũng Tàu vẫn có giá cao nhất và hôm nay được thương lái thu mua ở mức 72.000 đồng/kg, tăng 500 đồng/kg.

Đây là phiên tăng thứ hai liên tiếp trong tuần. Sau 2 phiên điều chỉnh, giá tiêu trong nước đã tăng 1.500 đồng/kg.

Trên thế giới, Cộng đồng Hồ tiêu Quốc tế (IPC) đã cập nhật và niêm yết mức giá tăng với tiêu đen Indonesia. Theo đó, niêm yết giá tiêu đen Lampung (Indonesia) chốt tại 3.787 USD/tấn, tăng 1,93%;

Với các quốc gia còn lại, giá không đổi. Theo đó, giá tiêu đen Brazil ASTA 570 ở mức 2.900 USD/tấn; giá tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA giữ mức 4.900 USD/tấn; giá tiêu trắng Malaysia ASTA vẫn ở 7.300 USD/tấn.

Giá tiêu đen Việt Nam giao dịch ở 3.500 USD/tấn với loại 500 g/l, loại 550 g/l mức 3.600 USD/tấn; giá tiêu trắng ở mức 5.100 USD/tấn.

Tuy nhiên theo đánh giá, tuần trước thị trường tiếp tục trầm lắng do lượng mua từ Trung Quốc và Pakistan vẫn yếu, trong khi thị trường Mỹ và EU vẫn đang chờ đợi lượng hồ tiêu mới được thu hoạch từ Brazil và Indonesia.

Tại Brazil, việc thu mua tiêu gặp nhiều khó khăn khi nông dân có tâm lý giữ hàng nhiều hơn. Ngoài ra, việc vận chuyển và xuất khẩu tại cảng Vitória đang gặp khó khăn. Điều này khiến giá tiêu tại Brazil tăng 10% trong 2 tuần qua. Nhiều thông tin dự báo vụ mùa tiêu của Brazil sẽ giảm từ 15-20% so với vụ mùa năm 2022, khiến người dân và doanh nghiệp kinh doanh tiêu của nước này tăng cường tích trữ và ít chào bán ra thị trường.

Còn tại Ấn Độ, giá tiêu tăng 20% ​​trong tuần qua do nhu cầu từ thị trường nội địa tăng đột biến khi mùa lễ hội – cao điểm tiêu thụ tiêu và gia vị tại Ấn Độ sắp đến. Bên cạnh đó, thời tiết diễn biến xấu tại vùng Kerala - vùng sản xuất tiêu chính của Ấn Độ, đã khiến sản lượng tiêu dự báo giảm 30-32%.

Thảo Nguyễn (t/h)