Giá vàng tại Việt Nam
Tại thị trường Hà Nội, giá vàng SJC đang được Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn SJC niêm yết ở mức 50,38 – 50,8 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra). Tăng gần 100.000 đồng/lượng chiều mua vào - chiều bán ra so với sáng qua.
Tương tự tại TP HCM, giá vàng SJC niêm yết ở mức 50,38 – 50,78 triệu đồng/lượng).
Giá vàng trong nước tăng gần 100.000 đồng/lượng
Tập đoàn vàng bạc đá quý Doji niêm yết vàng ở mức 50,48 – 50,70 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra). Trong khi đó DOJI Sài Gòn niêm yết vàng ở mức 50,48 – 50,70 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra).
Thương hiệu vàng Rồng Thăng Long của Bảo Tín Minh Châu ở mức 50,12 – 50,72 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).
Giá vàng PNJ dao động mức 50,45– 50,70 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra) tăng 150.000 đồng/lượng cả hai chiều.
Giá vàng thế giới
Trên thị trường thế giới, giá vàng hiện được giao dịch quanh ngưỡng 1.810,8 USD/oz, tăng 1,2 USD/oz so với phiên giao dịch trước đó.
Hiện, giá vàng thế giới cao hơn 40,7% (522 USD/ounce) so với đầu năm 2019. Vàng thế giới quy đổi theo giá USD ngân hàng có giá 51,1 triệu đồng/lượng, chưa tính thuế và phí, cao hơn 500 nghìn đồng so với giá vàng trong nước.
Giới phân tích nhận định, vàng đang ở trong một xu hướng tăng giá mạnh và có thể bứt phá bất cứ lúc nào. Lực cầu bắt đáy tăng mạnh mỗi khi vàng giảm xuống dưới ngưỡng 1.800 USD/ounce (khoảng 51 triệu đồng/lượng).
Giá vàng chịu ảnh hưởng từ sự lo lắng với nguy cơ lây lan thứ 2 của dịch Covid-19 và mối quan hệ căng thẳng Mỹ-Trung leo thang cũng góp phần khiến sức cầu đối với mặt hàng kim loại này ở mức cao.
Trong khi đó, về dài hạn, vàng được dự báo sẽ tiếp tục tăng giá và sớm chinh phục những đỉnh cao mới khi mà các nước duy trì chính sách tiền tệ siêu nới lỏng. Các nhà đầu tư từng đổ xô mua vàng vào thời kỳ khủng hoảng tài chính. Giờ vàng cũng là một dạng bảo hiểm tài chính không rủi ro.
Trang Nguyễn