Dầu Brent hướng mốc 80 USD/thùng (Ảnh minh họa: Reuters)
Dầu Brent hướng mốc 80 USD/thùng (Ảnh minh họa: Reuters)

Trước đó, kết thúc phiên giao dịch ngày 23/1, giá dầu lao dốc nhẹ khi các nhà giao dịch tập trung vào việc phục hồi sản lượng dầu thô ở một số vùng của Mỹ, cùng với nguồn cung tăng ở Libya và Na Uy, thay vì rủi ro về nguồn cung do xung đột ở châu Âu và Trung Đông gây ra.

Giá dầu Brent giảm 51 cent, tương đương 0,6%, xuống mức 79,55 USD/thùng. Giá dầu WTI của Mỹ giảm 39 cent, tương đương 0,5%, xuống mức 74,37 USD/thùng.

Theo Reuters, tại North Dakota, bang sản xuất dầu lớn thứ ba của Mỹ, một phần sản lượng dầu đã được khôi phục. Tuy nhiên, sản lượng vẫn giảm tới 300.000 thùng/ngày.

John Kilduff, đối tác tại Again Capital LLC, cho biết nhu cầu xăng dầu của Mỹ suy yếu kéo dài cũng ảnh hưởng đến giá dầu.

Số liệu từ Viện Dầu khí Mỹ cho thấy tuần trước trong khi tồn kho dầu thô của Mỹ giảm sốc 6,67 triệu thùng thì tồn kho xăng lại tăng 7,2 triệu thùng.

Cũng gây áp lực lên giá là sự tăng sản lượng ở một số quốc gia trên thế giới.

Theo Tổng cục Ngoài khơi Na Uy (NOD), sản lượng dầu thô của Na Uy đã tăng lên 1,85 triệu thùng/ngày trong tháng 12-2023, tăng vượt dự báo 1,81 triệu thùng/ngày của các nhà phân tích.

Tại Libya, hoạt động sản xuất tại mỏ dầu Sharara có công suất 300.000 thùng/ngày đã khởi động trở lại từ ngày 21-1 sau khi các cuộc biểu tình từ đầu tháng kết thúc.

Hạn chế đà giảm của giá dầu là sự không chắc chắn về tình hình địa chính trị.

Tại Trung Đông, căng thẳng gia tăng sau khi lực lượng Mỹ và Anh thực hiện đợt tấn công chung thứ hai vào các vị trí của Houthi ở Yemen.

Trong nước, giá bán lẻ xăng dầu ngày 24/1 cụ thể như sau:

 Xăng E5 RON 92 không quá 21.418 đồng/lít.

Xăng RON 95-III không quá 22.482 đồng/lít.

Dầu diesel không quá 20.194 đồng/lít.

Dầu hỏa không quá 20.536 đồng/lít.

Dầu mazut không quá 15.508 đồng/kg.

Giá bán lẻ xăng dầu trong nước nói trên sẽ được điều chỉnh tại kỳ điều hành giá của liên Bộ Tài chính - Công Thương chiều mai 25/1. 

Việt Anh (t/h)